Một số cha mẹ chỉ trích con cái một cách vô cớ mỗi khi họ cảm thấy tức giận, thất vọng hoặc đơn giản là mệt mỏi. Điều này giúp họ “xả” những cảm xúc tiêu cực và che giấu những tổn thương của bản thân. Qua nhiều năm, đứa trẻ lớn lên với tâm lý không sẵn sàng làm bất cứ điều gì tốt cho người thân của mình, vì sợ bị chỉ trích.
Một số bậc cha mẹ cho rằng chỉ cần cho con được ăn ngon, mặc đẹp thì họ chính là những bậc cha mẹ tuyệt vời. Trên thực tế, đó là sự đáp ứng nhu cầu vật chất chứ không phải tình cảm của trẻ. Do đó, khi lớn lên, trẻ em có thể cảm thấy rằng chúng có trách nhiệm về tài chính, sức khỏe… đối với cha mẹ già, nhưng thật khó để trông đợi sự tâm lý, quan tâm từ con cái.
Các bậc cha mẹ lớn tuổi thường sử dụng câu nói quen thuộc: “Bố mẹ đã làm tất cả mọi thứ cho con, bây giờ lớn lên thì con trở nên vô ơn”. Những cha mẹ này cho rằng họ có rất nhiều quyền lực đối với con cái và cố gắng giữ quyền lực đó, ngay cả khi con họ bắt đầu có cuộc sống độc lập.
Không có gì sai khi cha mẹ mong muốn con cái của họ có cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, sẽ thật tệ khi điều này trở thành nỗi ám ảnh của cha mẹ. Những cuộc trò chuyện không dứt về việc kết hôn, sinh con không làm cho mối quan hệ giữa hai phía gần gũi hơn hay xa cách hơn. Những bậc cha mẹ cứ khăng khăng ép con cái như vậy sẽ phải đối mặt với việc con ngại ngừng giao tiếp với họ.
Sự hỗ trợ tinh thần từ cha mẹ cũng quan trọng đối với trẻ như sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần hiểu rằng một chấn thương tâm lý do người thân gây ra sẽ không tự khỏi. Một số trẻ trở nên dễ bỏ cuộc, một số khác trở nên nhút nhát và sợ hãi trước những mối quan hệ nghiêm túc.
Việc tin tưởng tiết lộ bí mật với người lớn là một bước tiến lớn đối với đứa trẻ. Đây vừa là một phép thử về quyền lực, vừa là một cách để hỗ trợ mối quan hệ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ cười cợt, kể với người khác thay vì giữ bí mật, niềm tin nơi trẻ sẽ mất đi vĩnh viễn. Điều này thường dẫn đến việc trẻ không muốn nói với cha mẹ về bất cứ điều gì.
Nhiều cha mẹ tin rằng việc nói “khóc là xấu” là cách duy nhất để ngăn con khóc. Nhưng cách phản ứng này có thể dẫn đến việc trẻ trở nên dè dặt và nhút nhát. Khóc khi bị tổn thương là điều bình thường với tất cả mọi người, kể cả trẻ em.
Đây là một tình huống xảy ra trong nhiều gia đình, khi quan niệm giới và tình cảm cha mẹ dành cho những đứa trẻ khác nhau là khác nhau. Ví dụ, đứa trẻ lớn hơn phải làm việc nhiều hơn đứa bé. Nếu cha mẹ không để ý vấn đề này, mâu thuẫn giữa anh chị em có thể trở nên vô cùng nghiêm trọng trong tương lai.
Một số cha mẹ nghĩ rằng việc khen ngợi con cái của họ là có hại. Vì vậy, họ tỏ ra rất khắc nghiệt với con cái. Cha mẹ đặt ra những tiêu chuẩn mà trẻ không thể đạt đến dẫn tới việc khi trưởng thành, con họ rất nhút nhát.
Nhiều cha mẹ khiến trẻ cảm thấy tội lỗi vì những mục tiêu chưa hoàn thành. Họ thường nói những điều như: “Nếu không có con, cuộc sống của mẹ đã khác rất nhiều”. Trên thực tế, cách làm này của cha mẹ gây cho con cảm giác mệt mỏi, gánh nặng, khiến chúng ngại ngần khi đối diện với những người sinh ra mình.
Những cha mẹ ích kỷ thường quan tâm đến sự chấp thuận của xã hội hơn là về cảm giác của con họ. Họ muốn trở nên hoàn hảo đến mức không có thời gian cho việc gì khác.Điều này khiến đứa trẻ tổn thương, không tìm thấy tiếng nói chung với cha mẹ và do đó, muốn xa lánh cha mẹ.
Nguồn: vnexpress.net