GS Đào Văn Long cho biết ông gặp nhiều trẻ mới 4, 5 tuổi đã bị gan nhiễm mỡ nặng trong đó có cháu thì béo phì, cháu thì suy dinh dưỡng.

Bé tí đã gan nhiễm mỡ?

Đó là thắc mắc của nhiều cha mẹ khi đưa con đi khám bệnh và được bác sĩ cho biết bị gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ bị gan nhiễm mỡ không phải là hiếm.

Trường hợp bé N.T.A. (4 tuổi, trú tại Long Biên, Hà Nội) được bố mẹ bé đưa đi khám vì cháu có dấu hiệu mệt, chán ăn. Khi xét nghiệm máu, chỉ số trygliceride trong máu lên tới trên 5 mmol/l vượt quá ngưỡng bình thường là 2,2 mmol/l. Bác sĩ siêu âm gan thấy độ sáng của nhu mô gan cao. Bé A được chẩn đoán gan nhiễm mỡ độ 2.

1

 

Theo bố mẹ của T.A, cháu rất thích ăn đồ ngọt, các thực phẩm chiên rán. Dù gia đình có hạn chế nhưng cháu vẫn thích nên đôi khi có chiều chuộng cháu. 4 tuổi cháu bé và cao lớn nhất lớp. Bé A cũng lười vận động.

Bác sĩ cho biết việc điều trị gan nhiễm mỡ không khó, bé T.A phải hạn chế việc dùng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cholestrol,… có thể làm mỡ trong gan tích tự nhiều hơn. Bên cạnh đó, nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung chất xơ, vitamin cùng hàng loạt các khoáng chất cần thiết cho gan.

Phòng gan nhiễm mỡ như nào

Theo Giáo sư Đào Văn Long, Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh phổ biến trên thế giới, giao động từ 10 – 30 % dân số bị mắc. Các thầy thuốc gan mật ở nước ta ước tính 20 % dân số nước ta bị gan nhiễm mỡ.

Bác sĩ Long cho biết không riêng trẻ béo phì mà nhiều trẻ gày yếu cũng bị gan nhiễm mỡ vì khi suy dinh dưỡng cơ thể vận động mỡ đốt cháy các sản phẩm trong cơ thể tạo thành năng lượng tiêu thụ. Nhưng ở trẻ suy dinh dưỡng thiếu hụt men nên axit béo tự do đi vào gan nó không chuyển hóa hết và axit béo tạo thành mỡ đọng ở gan gây gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ trong lâm sàng người ta chia gan nhiễm mỡ do rượu: Rượu không chuyển hóa được biến thành axit béo tự do, tích tụ trong tế bào gan, các tế bào gan bắt buộc chuyển thành triglyceride đọng trong gan.

Trường hợp thứ hai là gan nhiễm mỡ không do rượu. Theo GS Long ngày càng nhiều người bị, hay gặp ở người béo phì, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, do dùng thuốc như corticoid, một số thuốc trị ung thư, một số trường hợp suy dinh dưỡng cũng làm cho gan nhiễm mỡ.

2

 

Gan nhiễm mỡ thường có biểu hiện thầm lặng, người bệnh có cảm giác ăn không ngon, chậm tiêu, đau tức hạ sườn phải, 1 số người uống rượu có triệu chứng sút cân, vàng da mệt mỏi.

Ở giai đoạn bình thường triệu chứng âm thầm và khi có dấu hiệu thì đã ở giai đoạn thoái hóa mỡ, viêm gan do nhiễm mỡ, xơ gan do thoái hóa mỡ mức độ cao nhất là ung thư.

GS Long nhấn mạnh gan nhiễm mỡ là bệnh tiến triển kéo dài, muốn dự phòng cần lưu ý: Ăn uống và sinh hoạt, kiểm soát cân nặng, bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipit máu phải có điều trị kiểm soát ngay.

Gan nhiễm mỡ gần như không có thuốc đặc hiệu, những người nghiện rượu ngừng sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn.

Chế độ ăn chung của người bị gan nhiễm mỡ đó là ăn đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể vừa đủ. Ví dụ, sức ăn bình thường là 10 chỉ ăn 8.,5 – 9 đơn vị.

Trong khẩu phần ăn chất mỡ và tinh bột nên hạn chế, các thịt có màu đỏ như thịt bò, trâu, chó, nội tạng cần ăn ít. Người bệnh nên ăn các loại thịt có màu trắng, thịt gia cầm, cá và ăn nhiều rau quả, giúp cơ thể tốt rau quả mang lại sức khỏe.

Ngoài ra, cần duy trì vận động thể lực tối thiểu 1 tiếng đồng hồ, người béo phì cần giảm cân phải tìm mọi cách giảm cân.

Việc điều trị gan nhiễm mỡ không có thuốc đặc hiệu, tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy vitamin E tốt cho người gan nhiễm mỡ nếu dùng vitamin E 1000 đơn vị trong 3 – 6 tháng.

Còn các loại cây cỏ có tác dụng nhưng phần lớn không có tác dụng với gan nhiễm mỡ nếu khi dùng thuốc phải rất thận trọng và phải có hướng dẫn chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

THEO TRÍ THỨC TRẺ
Nguồn: afamily.vn