Gen
Các yếu tố gen di truyền chỉ ảnh hưởng khoảng 20% đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Thông thường, trong gia đình bố mẹ có chiều cao lý tưởng sẽ là một lợi thế giúp con có cơ hội phát triển chiều cao tốt hơn các bạn khác. Tuy nhiên, đối với gia đình có bố mẹ thấp cũng không cần lo lắng rằng con mình chắc chắn sẽ thấp còi như bố mẹ chúng, vì tầm vóc của trẻ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố không chỉ gen. Bởi vậy, các bậc cha mẹ có chiều cao trung bình thấp hãy chú ý hơn các yếu tố còn lại để giúp con mình không bị thấp còi so với các bạn cùng trang lứa.
Giấc ngủ
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi ngủ, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều hơn, vì vậy, ngủ đủ giấc và đúng giờ rất tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ. Tùy từng độ tuổi mà thời gian ngủ khác nhau, riêng đối với các trẻ từ 1 -3 tuổi, trẻ cần 12 – 14 tiếng để ngủ, trong đó thời gian ngủ ban ngày chỉ từ 1 – 2 tiếng, còn với những trẻ lớn hơn, thời gian ngủ cũng ít hơn, từ 9 – 11 tiếng mỗi ngày. Trẻ thiếu ngủ sẽ khiến trẻ chậm phát triển, tư duy kém, mệt mỏi, uể oải.
Vận động
Thường xuyên vận động, chơi các trò chơi hoặc chơi các bộ môn thể thao phù hợp với sức khỏe, khả năng của bé sẽ giúp tăng cường sức mạnh xương khớp và cơ bắp, từ đó giúp trẻ phát triển thể chất hiệu quả hơn.
Các mẹ nên cho trẻ hoạt động thể thao vào lúc sáng sớm, trước 8h hoặc vào các buổi chiều, sau 5h để trẻ vừa thỏa sức vận động vừa được hấp thụ ánh nắng mặt trời – nguồn nguyên liệu tự nhiên giúp tổng hợp vitamin D3 cho trẻ, hỗ trợ việc phát triển chiều cao, phòng ngừa tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng do thiếu vitamin D.
Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và não bộ của trẻ. Bổ sung đầy đủ năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng như canxi, sắt, magie, kẽm,…các vitamin A, D, E, K, B, C… để giúp trẻ phát triển đúng chuẩn.
Protein: giúp sản sinh, tân tạo các tế bào, phát triển cơ bắp, xương khớp. Protein cũng giúp hình thành hệ thống miễn dịch của trẻ, tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa,… Các loại thực phẩm giàu Protein mà mẹ có thể bổ sung vào thực đơn cho trẻ là trứng gà, cá, thịt lợn, bò, thịt gà, sữa, rau xanh …
Canxi: là thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ xương và răng, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ xương, giúp trẻ cao lớn khỏe mạnh. Các loại thực phẩm giàu canxi như hải sản, rau xanh, sữa, các loại ngũ cốc, hạt,… Ngoài bổ sung canxi cho trẻ qua chế độ ăn uống, các mẹ có thể bổ sung canxi cho con thông qua các chế phẩm bổ sung canxi. Cần lưu ý khi bổ sung các loại chế phẩm thực phẩm chức năng cung cấp canxi đó là lựa chọn loại canxi dễ hấp thu giúp con hạn chế được các tình trạng nóng trong, lắng cặn canxi do dư thừa canxi trong máu, gây ra các hậu quả như sỏi thận, vôi hóa thành mạch. Bổ sung canxi tự nhiên từ tảo biển đỏ dễ hấp thu, tránh được các tình trạng trên. Ngoài ra, cần kết hợp bổ sung vitamin D3, vitamin K2 khi sử dụng các chế phẩm bổ sung canxi bởi đây là hai “cánh tay đắc lực” trong việc hấp thu canxi, gắn canxi vào xương, giúp xương chắc khỏe.
Sắt: tham gia vào các chức năng hô hấp, tạo máu, tăng cường hệ miễn dịch, …. thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, khiến bé mệt mỏi, biếng ăn, còi cọc, xanh xao,.. Các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, gan động vật, khoai lang, thịt gia cầm,…
Vitamin D3: Được tổng hợp khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, giúp ngăn ngừa các tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D3 thông qua các loại thực phẩm và sản phẩm bổ sung là điều cần thiết, đặc biệt vào mùa đông, khi có ít ánh nắng mặt trời.
Vitamin K2: giúp gắn canxi vào xương, giúp xương chắc khỏe. Vitamin K2 có nhiều trong các loại đậu như đậu tương, đậu tương lên men, sữa, thịt, trứng,… Ngoài ra, bổ sung vitamin D3 và Vitamin K2 trong khi cung cấp canxi là điều vô cùng cần thiết, giúp hấp thu canxi tốt hơn.
Tổng hợp.
Nguồn: soha.vn