1.Bí ngô ( Bí đỏ)
Bí đỏ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho cơ thể. Trong bí đỏ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như chất xơ, beta-carotene, protein và kali, magie, kẽm, photpho, omega 6, đồng… Ngoài ra xenlulo trong bí đỏ khi hấp thụ sẽ biến thành vitamin.
Bí đỏ lại có vị ngọt, bùi dễ ăn. Vậy nên có thể coi đây là thực phẩm lý tưởng cho quá trình ăn dặm của trẻ.
2.Quả bơ tốt cho trí não của trẻ
Trong thành phần của quả bơ chứa nhiều omega-3 giúp xây dựng tế bào, điều tiết chức năng của hệ miễn dịch, huyết áp và cholesterol. Hơn nữa, trong bơ có một hàm lượng chất béo không no rất dồi dào, rất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh, đặc biệt là lứa tuổi ăn dặm.
Ngoài ra trong trái bơ cũng chứa lượng protein cao nhất so với tất cả các loại quả khác. Những vitamin như A, C, E, chất sơ, kali và sắt cũng có nhiều trong loại trái cây này.
3.Bông cải xanh (súp lơ xanh)
Bông cải xanh rất giàu axit folic, chất xơ và canxi, có thể làm phong phú thêm khẩu vị của bé. Cách chế biến cũng đơn giản: hấp bông cải xanh với nước, cho đến khi bông cải xanh hoàn toàn làm mềm thì cắt nhỏ, để nguội cho bé bốc ăn.
4.Sữa chua
Sữa chua giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của bộ não và trái tim. Giáo sư khoa Dinh dưỡng, Đại học California, Davis, Mỹ, Nancy Hudson, cho biết: “Sữa chua rất giàu canxi và vitamin D nên cũng giúp tăng cường sự phát triển của xương và răng. Ngoài ra, sữa chua có thể giúp điều chỉnh lượng vi khuẩn có lợi trong con đường tiêu hóa, vị sữa chua rất phù hợp hơn cho trẻ sơ sinh”.
Trẻ có thể tập ăn sữa chua từ tháng thứ 6. Tuy nhiên nếu trong quá trình sử dụng bé có hiện tượng như nổi mẩn trên da, đi ngoài thì bạn hãy tạm dùng sản phẩm này.
5.Thịt bò
Thịt bò là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá cho bé vì nó bổ sung chất sắt giúp phát triển trí não và lưu thông ô xi trong cơ thể. Tuy nhiên vào tầm tuổi này thì răng bé vẫn còn yếu và chưa đủ để nhai thịt nên các bậc cha mẹ nên tốt nhất bạn nên băm nhỏ thịt bò rồi hầm với cháo và xay nhuyễn cho bé ăn hoặc hầm lấy nước nấu cháo cho bé cũng rất tốt
6.Cá
Cá là nguồn protein và omega3 phong phú. Omega3 có trong cá là dinh dưỡng cần thiết trong việc phát triển trí não, các dây thần kinh và thị lực. Những loại cá đủ dinh dưỡng và thích hợp với trẻ hơn cả là cá hồi, cá quả(cá lóc), cá ba sa.
Các mẹ có thể cho bé làm quen với thịt cá từ tháng thứ 7 nhé.
7.Trứng
Trứng là thực phẩm dễ ăn và dễ hấp thụ ở trẻ. Trứng cung cấp vitamin A, vitamin B và sắt và chứa protein. Lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như carotin, vitamin A, E, D, K. Các nghiên cứu cho biết chất Choline có trong trứng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, trí nhớ và tốt cho tim mạch. Lượng Cholesterol trong lòng đỏ trứng là thành phần trong cấu trúc các tế bào ở cơ thể đặc biệt là các tế bào thần kinh.
Từ 9 tháng tuổi, trẻ có thể làm quen với những thực đơn dinh dưỡng bao gồm lòng đỏ trứng. Với lòng trắng trứng, bạn nên làm quen cho bé muộn hơn (trẻ trên 1 tuổi) bởi lòng trắng trứng có khả năng gây dị ứng cao cho trẻ
8.Rau lá sẫm
Các loại rau xanh thẫm màu như Rau bina, cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ… là những ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin A, B, C, E, K, folate, can-xi, sắt, kẽm. Trong quá trình trẻ ăn dặm, những chất này đều quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhẻ, đặc biệt là các vùng não, xương, cơ. Chất oxi hóa được tìm thấy trong các loại rau xanh thẫm màu còn có tác dụng tăng cường miễn dịch. Nó cũng có nhiều chất xơ, giúp tiêu hóa tốt và không bị táo bón
9.Cam, quýt
Các loại trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C tự nhiên, chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sự phát triển của bé, nó phát huy tác dụng trong việc nâng cao sức khở thị lực, tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, răng, da, xương của bé. Chính vì vậy, khi bé ở tuổi ăn dặm bạn nên vắt lấy nước các loại quả này cho bé uống hàng ngày, có thể cho thêm đường, sữa tươi có đường để kích thích khẩu vị các bé hơn nhé, khi bé lớn hơn một chút, bạn cũng nên bóc tách múi cam, quýt thành từng miếng nhỏ và cho bé ăn dần để bổ sung chất xơ cho cơ thể bé.
10. Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan được coi là “ viên kim cương” quý giá của con người. Với hàm lượng protein thực vật, chất xơ cao cùng các vitamin như vitamin K, B, C,.. nó có khả năng hỗ trợ bé tăng trưởng chiều cao và cải thiện hệ miễn dịch rất tốt cho sức khỏe của bé. Đậu Hà Lan thực sự là thực phẩm ăn dặm lý tưởng cho trẻ.
11.Cà Rốt
Cà rốt là loại rau có hàm lượng beta – carotein cao, yếu tố quan trọng trong chuyển hóa vitamin A. Ngoài ra trong cà rốt cũng chứa rất nhiều vitamin B, C, D, E và K; canxi, phốt-pho, kali, natri, một lượng nhỏ kháng chất và protein. Canxi giúp tǎng cường xương, rǎng và thành ruột. Cà rốt thuộc họ đường nên khi ăn có vị ngọt rất dễ ăn.
12. Khoai tây
Khoai tây cung cấp một lượng lớn tinh bột và các loại vitamin như A, C, kali, carbonhydrat, …Từ tháng thứ 8 trở đi, bé có thể bắt đầu với loại thực phẩm này. Với khoai tây có thể cắt miếng nhỏ đem hấp chín rồi dằm nhuyễn cho bé ăn hoặc có thể nấu cùng với cháo hoặc bột. Tuy nhiên khoai tây rất giàu calo vì vậy khi nấu cháo, bột với khoai tây cho bé mẹ nên giảm bớt phần cháo, bột thường ngày đi.
13. Củ cải trắng
Củ cải là loại rau mẹ ít cho bé ăn dặm nhất bởi nhiều mẹ nghĩ rằng đây là loại rau ít dinh dưỡng và khiến bé bị giảm cân. Tuy nhiên trên thực tế củ cải lại có hàm lượng vitamin C, canxi và protein khá cao và một lượng chất xơ tương ứng. Củ cải cũng không khó để trẻ ăn như các mẹ vẫn nghĩ, củ cải có chất ngọt tự giúp món cháo của bé thêm thơm ngon đậm đà, hấp dẫn, kích thích khẩu vị của bé. Mẹ có thể cho bé ăn củ cải khi bé được 6-8 tháng tuổi để cung cấp cho bé các dưỡng chất cần thiết, phát huy tác dụng trong việc chữa ho, tiêu đờm, phòng chống virus gây hại.
14. Cần tây
Cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm mà mẹ ít để ý khi chế biến đồ ăn dặm cho bé là cần tây. Có một điều mà mẹ ít biết đó là từ gốc tới ngọn của cây cần tây đều mang giá trị dinh dưỡng. Toàn thân có chứa nhiều kali và vitamin K rất bổ máu, giúp cơ thể cân bằng huyết áp. Thân cây chứa nhiều vitamin quan trọng như: vitamin C, phôtpho, magiê, vitamin B6 và chất xơ.. chúng đều rất cần cho sự phát triển của bé. Cần tây thích hợp cho các bé từ 8 tháng tuổi trở lên.
15. Cà tím
Tương tự như củ cải, cà tím cũng ít được các mẹ cho con ăn dặm. Tuy nhiên, trong cà tím có nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột của bé. Trong cà tím cũng có rất nhiều vitamin A và folate, canxi và vitamin K. Có thể cho bé ăn cà tím khi bé được 8-10 tháng tuổi
Tổng hợp