1. Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng lý tưởng, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, phù hợp với trẻ.

Chất đạm trong sữa mẹ có đủ các axit amin cần thiết và rất dễ tiêu hóa với trẻ.

Chất béo chứa những axit béo không no lại có men Lipaza (men tiêu hóa chất béo) nên trẻ bú mẹ dễ tiêu hóa và hấp thụ được chất béo.

Chất đường: Đường Lawcstoza có nhiều trong sữa mẹ, có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn đường ruột phát triển.

Sinh tố: Sữa mẹ có đủ các sinh tố cần thiết cho trẻ, kết hợp thêm cho trẻ tắm nắng để cơ thể có sinh tố D.

Chất khoáng: Canxi trong sữa mẹ có tỉ lệ hấp thu cao. Trẻ bú mẹ đầy đủ sẽ không bị còi xương, thiếu máu (Sữa mẹ có Lăctoferin) do thành phần chất khoáng phù hợp với nhu cầu của trẻ.

2. Sữa mẹ cung cấp các kháng thể chống lại vi trùng và siêu vi trùng gây bệnh.

Đặc biệt là sữa non (sữa mẹ tiết ra trong 5 ngày đầu sau khi sinh) rất tốt cho trẻ sơ sinh vì có nhiều kháng thể miễn dịch  (IgA, Lysosym, Lawctoferin, yếu tố Bifidus)

3. Trẻ bú trực tiếp sữa tươi từ bầu sữa mẹ nên luôn sạch sẽ, vô trùng, ít bị đau ốm về bệnh đường ruột như khi uống sữa bò.

Bố mẹ lại tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc (không mất thời gian cho việc mua sữa và pha sữa).

4. Tạo được cầu nối tâm lý và tình cảm giữa mẹ và con. 

Trẻ sẽ luôn ở trong trạng thái tâm tâm lý yên ổn. Một điều kiện cần thiết cho sự phát triển hài hòa về thể lực, trí tuệ và tính cách sau này của bé.

5. Ngoài ra, khi cho con bú, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra nội tiết tố (Prolactin) giúp tử cung co hồi tốt, chống chảy máu sau sinh và ngăn cản thụ thai. 

Cách thức cho con bú

– Ngay sau khi sinh khoảng 2-6 giờ, người mẹ có thể cho con bú. Cho bú càng sớm càng tốt để trẻ bú được sữa non và kích thích sự bài tiết sữa sớm.

– Số lần cho trẻ bú nên tùy theo yêu cầu của trẻ, quan trọng là trẻ bú no ở mỗi lần bú. Mỗi lần, trẻ có thể bú từ 8- 10 lần, không nhất phải thật đúng giờ giấc, ban đêm vẫn phải cho trẻ bú khi trẻ khóc đòi ăn.

– Tùy theo tư thế thoải mái, người mẹ có nằm hoặc ngồi cho con bú.

– Trước khi cho con bú, người mẹ cần phải:

+ Rửa tay sạch, lau đầu vú bằng bông gòn hoặc khăn mềm sạch, thấm nước ấm, vắt bỏ vài giọt sữa đầu.

+ Khi cho con bú, người mẹ dung hai ngón tay trỏ và giữa nâng bầu vú lên cho trẻ dễ bú và tạo khoảng cách để bầu vú không bịt kín mũi trẻ. Cho trẻ ngậm sâu vào quầng đen của núm vú để trẻ mút được mạnh và không nuốt nhiều không khí vào dạ dày. Cho trẻ bú từng bầu vú, tất cả thời gian cho bú khoảng 15- 20 phút.

+ Trẻ bú xong, bà mẹ lau sạch đầu vú. Bế vác và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp trẻ ợ hơi trước khi đặt nằm. Nên đặt trẻ nằm đầu nghiêng. Nếu trẻ bú không hết (trong tháng đầu), cần vắt sữa thừa để tiếp tục kích thích tiết sữa.

Bảo vệ nguồn sữa mẹ

Thông thường, người mẹ mỗi ngày có thể tiết từ 600- 800ml sữa. Để bảo vệ nguồn thực phẩm quý này, bà mẹ cần được gia đình và xã hội quan tâm, chăm sóc ở giai đoạn ngay sau khi sinh:

– Được ăn uống bình thường, đầy đủ ở thời kỳ mang thai. Đặc biệt, không để thiếu nước, tăng số bữa ăn hàng ngày với thức ăn tươi nhiều chất dinh dưỡng để sữa có chất lượng tốt. Không nên ăn nhiều các thứ gia vị như tỏi, tiêu, ớt và cần kiêng những chất kích thích như trà đặc, cà phê, rượu, thuốc lá.

– Được nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc mệt nhọc, được sự trợ giúp, chăm sóc em bé. Đặc biệt, cần ngủ đủ giấc sẽ có nhiều sữa. Khi mất ngủ, thức đêm rất dễ mất sữa.

– Nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, sang sủa; hàng ngày tắm rửa bằng nước ấm, vệ sinh cẩn thận tránh bệnh viêm nhiễm (đầu vú hăm, lỡ, nứt hoặc bệnh phụ khoa) làm ảnh hưởng đến sức khỏe gây giảm tiết sữa.

– Tinh thần luôn thoải mái, vui ve, yên tâm. Lo âu, suy nghĩ, buồn phiền cũng làm sữa ít đi.

Ngoài ra, cũng cần duy trì sữa mẹ trong những trường hợp sau:

– Khi người mẹ đi làm xa, cần cho con bú trước khi đi làm, trong giờ làm việc nên vắt sữa, hút sữa vào những lúc thay vì sẽ cho con bú. Tiếp tục cho con bú khi về đến nhà.

– Khi trẻ bị bệnh hoặc sinh thiếu tháng không thể bú được nên vắt sữa ra và đút bằng muỗng.

– Khi người mẹ bị những bệnh tạm thời cần cách ly với con, cũng nên vắt sữa để tuyến sữa vẫn làm việc và tiếp tục cho trẻ bú khi mẹ hết bệnh.