Thời điểm bế đứa con bé bỏng từ bệnh viện về nhà là khoảng khắc thiêng liêng, đáng nhớ trong cuộc đời mỗi người làm cha mẹ, một trải nghiệm thú vị chúng ta có được trong đời.

Cho dù bạn đã chuẩn bị kỹ càng đến đâu, đã tìm hiểu qua rất nhiều sách báo về thời điểm này thì bạn cũng không khỏi ngỡ ngàng và thắc mắc về những dấu hiệu của con mình.

Những câu hỏi thường gặp dưới đây và các câu trả lời của chuyên gia có thể giúp ích rất nhiều cho các bà bầu đang chuẩn bị “ở cữ”:

1. Làm thế nào tôi có thể bảo vệ con mình khỏi chứng đột tử ở trẻ(SIDS)?

Các chuyên gia về chăm sóc trẻ sơ sinh cho biết, cách tốt nhất để bảo vệ con bạn khỏi bị tử vong đột ngột là luôn luôn đặt bé nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa. Tỷ lệ trẻ bị đột tử đã giảm đáng kể khi các bác sĩ tiến hành chiến dịch vận động và tuyên truyền về tác dụng của việc cho trẻ nằm ngủ đúng tư thế.

2. Liệu tôi và con có gắn bó với nhau không và nếu không thì tôi phải làm gì?

Rất nhiều các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng khi họ không nhận được ánh nhìn âu yếm, yêu mến của con ngay từ khi bé mới ra đời và cho rằng như thế nghĩa là bé không quan tâm đến những người sinh thành. Thực ra, bạn cần phải kiên nhẫn chờ đợi, mối quan hệ chỉ được xây dựng và thắt chặt khi có thời gian. Những ngày đầu tiên không hề dễ dàng với cả bạn và con bạn vì cả hai cùng cần thời gian để tìm hiểu về nhau. Nhưng dần dần, tình cảm thiêng liêng và tự nhiên sẽ gắn kết bạn và bé lại với nhau.



3. Sau khi từ bệnh viện trở về, mất khoảng bao lâu thì tôi nên đưa con đi khám sức khỏe lần đầu?

Hầu hết các bác sĩ đều cho rằng bạn nên cho con đi khám sức khỏe khi vừa đầy 2 tuần tuổi, đặc biệt nếu đây là con đầu tiên của bạn thì càng nên đi khám đúng thời gian. Trong quá trình khám, bạn nên hỏi bác sĩ về các loại vác-xin cần tiêm cho bé và các kiểm tra cần thiết phải thực hiện cho trẻ sơ sinh. Hầu hết các bé sơ sinh đều cần được kiểm tra và tiêm chủng thường xuyên bắt đầu ở tháng tuổi thứ 2.

4. Tôi nên chăm sóc phần còn lại của dây rốn bé như thế nào?

Các bác sĩ khám trực tiếp cho bạn có thể đưa ra các hướng dẫn cụ thể về việc chăm sóc dây rốn của trẻ cũng như các vùng kín khác. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc hiện tượng bất thường xảy ra, các bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên, buộc bạn phải chăm sóc những vùng đó thật cẩn thận.

5. Bé sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Tôi phải làm gì nếu con tôi ngủ quá nhiều?

Trong những ngày đầu sau khi sinh, trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều và hầu như chỉ thức dậy để bú sữa và sau đó lại tiếp tục ngủ. Bạn không nên quá lo lắng nếu thấy con ngủ quá nhiều. Thời điểm này bạn cũng nên tranh thủ thời gian ngủ và nghỉ ngơi. Sau khi bạn sinh, các bác sĩ có thể sẽ nói cho bạn biết trẻ ngủ bao nhiêu là bình thường và khi nào thì bạn nên đánh thức bé dậy để cho ăn.


6. Tôi nên cho con bú như thế nào và tôi phải làm gì khi con gặp vấn đề về bú sữa?


Cho dù bạn cho con bú sữa mẹ hay bú bình, thì những câu hỏi như thế này vẫn khiến bạn không khỏi thắc mắc. Nếu có bất cứ vấn đề gì liên quan đến ăn uống và dinh dưỡng cho bé, bạn nên gặp ngay bác sĩ để trao đổi. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ sơ sinh, ít nhất là trong 4 tháng đầu đời. Vì vậy, bạn nên duy trì cho con bú sữa mẹ thay vì cho con uống sữa ngoài.

7. Tôi nên tắm cho con như thế nào?

Sự bài tiết là một phần trong hoạt động của trẻ sơ sinh, thậm chí nó diễn ra ngay khi bé đang ngủ, đang ăn. Bạn nên lau rửa cho bé thường xuyên nhưng với điều kiện nước và phòng vệ sinh phải đủ ấm và kín gió.

8. Khi nào tôi nên tắm thường xuyên cho bé?

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tắm rửa và vệ sinh cho bé. Đừng quá lạm dụng việc tắm cho trẻ, trẻ sơ sinh không tiếp xúc quá nhiều với các vật bên ngoài nên cơ thể không quá bẩn, việc tắm quá nhiều có thể gây kích thích làn da nhạy cảm của bé.

9. Làm thế nào tôi có thể nhận biết bệnh vàng da của con?

Rất nhiều trẻ sơ sinh mắc phải bệnh vàng da bởi vì cơ thể của trẻ vẫn chưa thực sự phát triển. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ khi bạn thấy bé có dấu hiệu của bệnh vàng da hoặc những triệu chứng của các bệnh khác.