Trẻ sơ sinh bị táo bón có nghiêm trọng và có phải do hệ tiêu hóa, đường ruột của bé không tốt? Có nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng này của bé kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài phải làm sao?

Trẻ sơ sinh đi ngoài tùy theo chế độ dinh dưỡng của bé, thông thường bé sẽ đi 5-8 lần/ ngày. Tuy vậy, trẻ sơ sinh không đi ngoài 5 ngày được coi là dấu hiệu bất thường của trẻ. Và mẹ thường không hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó của trẻ.

Nguyên nhân dễ gặp nhất với tình trạng này của trẻ đó là do con bị táo bón. Nếu bé đang bú mẹ thì có thể do mẹ nóng, bị táo bón dẫn đến bé cũng bị táo bón theo. Điều này là do mẹ ăn ít rau, chất xơ, thiếu nước và ăn những thức ăn nhiều chất đạm khiến cho sữa mẹ nóng.

Với bé đang dùng sữa công thức thì có thể do trong sữa công thức ít có chất cặn, chất bã nên phải nhiều ngày tích tụ mới có thể đi. Cũng có thể do cơ thể bé thiếu nước nên dẫn tới hiện tượng trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài.

Nếu như bé bị táo bón thì mẹ sẽ dễ xử lý hơn. Nhưng khi bé 5 ngày không đi ngoài thì có thể do bệnh lý nguy hiểm. Một số bệnh lý thường gặp là do tắc ruột hoặc lồng ruột khiến cho bé đau bụng và khóc thét. Hay khi bé đi mà phải rặn nhiều thì có thể là nguyên nhân bé bị suy giáp bẩm sinh, hẹp hậu môn, phình đại tràng,…

Biểu hiện của bé mẹ cần phải biết

Trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài, với biểu hiện này thì mẹ cũng cần nắm được những biểu hiện đi kèm của bé để có thể tìm ra nguyên nhân khiến cho bé bị như vậy.

Khi trẻ bị táo bón, bé nhiều ngày không đi và thường phải rặn một cách khó khăn khi đi và phân của bé thường ở dạng rắn thành cục. Những biểu hiện này cho thấy bé đi ngoài rất khó khăn và bị đau trong lúc đi.

Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh không đi ngoài thuận lợi, bé sẽ thường khóc thét, khó ăn và bụng trướng lên do không tiêu hóa được. Mẹ cần dỗ dành bé và xoa bụng cho bé để bé đỡ đau hơn. 

Với trẻ 5 ngày không đi ngoài do bệnh lý thì ngoài việc không tiêu hóa được, bé thường khóc thét lên do đau bụng, thậm chí bé còn bị trớ nhiều khi ăn do hệ tiêu hóa chưa thực hiện đầy đủ chức năng. Cùng với đó, bụng bé cũng sẽ trướng bụng  lên và hậu môn bị chảy máu. Mẹ cần quan sát các dấu hiệu này của bé thường xuyên hơn và hỏi ý kiến bác sỹ.

Trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài mẹ nên ăn gì?

Khi thấy con nhiều ngày không đi ngoài thường khiến mẹ rất lo lắng và tìm kiếm cách chữa táo bón cho trẻ ở sơ sinh trên mạng. Tuy nhiên, lựa chọn những phương pháp không đúng sẽ khiến cho tình trạng của bé ngày càng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.

Một số mẹo nuôi con dân gian mà bác sỹ khuyên mẹ nên áp dụng khi trẻ sơ sinh khó đi ngoài:

  •  Mẹ có thể mát-xa bụng thường xuyên cho bé. Sau khi cho bé ăn, mẹ nên mát-xa bụng nhẹ nhàng cho bé giúp đường tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn giúp cho bé dễ tiêu hơn. Với cách mát-xa này, mẹ chỉ nên xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ xung quanh rốn của bé. Mẹ không nên ấn bụng bé quá mạnh sẽ khiến bụng bé bị đau và nôn sau ăn.

Mát-xa rốn nhẹ nhàng, cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh

  • Mẹ cũng cần xem lại chế độ ăn dinh dưỡng của mình có ảnh hưởng đến con hay không. Khi trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài, mẹ nên ăn nhiều rau xanh hơn cũng như hoa quả để sữa mẹ mát hơn. Mẹ có thể chọn một số loại rau xạnh như rau mùng tơi, rau ngót,… có chứa nhiều vitamin vừa tốt cho mẹ và cả bé.
  • Theo lời khuyên của bác sỹ, mẹ nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để có thể không bị nóng và cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.

Với những cách trên hy vọng rằng mẹ sẽ cải thiện tình hình tiêu hóa của bé. Trong trường hợp với các cách trên không hiệu quả, tình trạng bé không đi ngoài nhiều ngày và bé có biểu hiện đau bụng, quấy khóc nhiều và rặn nhưng không đi được mẹ nên đưa bé đến bác sỹ để có thể tìm ra nguyên nhân và chữa trị cho bé. 

Bên cạnh đó, mẹ không nên tự ý mua thuốc cho bé mà chưa có chỉ dẫn của bác sỹ. Điều này có thể làm cho tình trạng của bé xấu đi và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Khi trẻ sơ sinh 5 ngày không đi ngoài, mẹ hãy bình tĩnh và tìm ra nguyên nhân cho bé. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp mẹ giải quyết những lo lắng trên.

Chúc các bé luôn ngoan ngoãn và khỏe mạnh.

Xem thêm:

Các dòng sữa dành riêng cho trẻ bị táo bón

Một số loại thực phẩm trị táo bón cho bé

7 mẹo trị táo bón cho bé mẹ nên biết