Bạn có biết?

• Kết quả từ cuộc khảo sát chủi thề văng tục trực tuyến của chúng tôi chỉ ra rằng 99% các bậc cha mẹ nghĩ rằng chửi thề là không thể chấp nhận.
• Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng việc chửi thề văng tục ở trẻ từ 1-3 tuổi là 42% và ở độ tuổi 4-7 là 69%

Vì sao trẻ văng tục chửi thề?

Trẻ nhỏ thường chửi thể văng tục vì chúng đang khám phá ngôn ngữ. Chúng có thể thử nghiệm một từ mới, có lẽ để hiểu ý nghĩa của nó. Chúng cũng có thể cố gắng để thể hiện cảm giác như thất vọng. Hoặc đơn giản là chúng thấy từ đó có vẻ vui vui hoặc chỉ để phản ứng. Trẻ em cũng có thể bắt chước người lớn khi chúng thấy người lớn chửi thề văng tục

Cha mẹ nên làm gì: Hành động tức thì

Cách hiệu quả nhất để đối mặt với việc con bạn chủi thề văng tục là “lờ tịt đi từ đó hoàn toàn” Không nói chuyện, không nhìn. Nếu hành vi này là việc tìm kiếm sự chú ý thì thông thường là cách tốt nhất để chặn việc văng tục của trẻ

Phản ứng của bạn sẽ ảnh hưởng tới việc con mình sẽ văng tục một lần nữa. Giữ bình tĩnh là chìa khóa.Việc này cần về lâu về dài để ngăn ngừa con chửi thề văng tục thêm nữa

Nếu con bạn tiếp tục văng tục , hoặc bạn cảm thấy đó là một cơ hội tốt để dạy con về việc văng tục, hãy thử nói chuyện với con về sự lựa chọn từ ngữ của con mình. Ví dụ, bạn có thể nói, “Chúng ta không sử dụng những làm người khác buồn”

Trẻ nhỏ có thế không hiểu hoàn toàn những từ chúng nói nhưng chúng có thể hiểu rằng những từ đó có thể làm đau người khác. Cha mẹ hãy giúp con mình !

Cha mẹ có nên giải thích nghĩa của từ cho trẻ?

Thông thường trẻ nhỏ không cần việc giải thích cho những từ văng bậy. Chúng còn quá nhỏ để hiểu được những khái niệm liên quan đến những từ văng tục thông dụng. Chỉ cần nói “Đó là từ không hay” là đủ với trẻ.

Trẻ lớn hơn có thể lĩnh hội được việc giải thích đơn giản tùy theo từng trẻ. Nếu cha mẹ nghĩ con mình có thể hiểu được ý nghĩa của từ đó, bạn có thể hỏi xem con nghĩ từ đó có nghĩa gì. Sau đó dùng những khái niệm đơn giản để giải thích cho con hiểu vì sao từ đó không đúng, không thích hợp. Ví dụ, cha mẹ có thể nói “Đây là từ dùng để chỉ bộ phận cơ thể nhưng không phải là từ hay để sử dụng”

Cha mẹ nên làm gì: Hành động dài hạn

  • Sẽ rất tốt nếu các thành viên trong gia đình cùng thảo luận và đồng ý về cách sử dụng từ ngữ có thể chấp nhận được. Ví dụ, ở một số gia đình việc dùng từ “chết tiệt, liệu cái thần hồn…” “Damn” là có thể chấp nhận được nhưng không chấp nhận việc sử dụng các từ khác.
  • Thảo luận với các thành viên về các từ ngữ thích hợp với con trẻ. Ví dụ, cha mẹ có thể nói “Con nên dùng từ đẹp hơn” hoặc “Chúng ta không sử dụng từ này nữa nhé”.
  • Nếu cha mẹ thấy khó có thể dừng việc văng tục, hãy cố gắng tìm từ khác thay thế hoặc sử dụng cách nào đó để đối mặt với tình thế. Người lớn thường văng tục khi họ thất vọng hoặc tức giận. Thay vì chửi thề, hãy dùng cách khác để thể hiện như “Tôi cảm thấy quá bức xúc/ quá tức giận”. Bằng cách này bạn sẽ tạo được hình ảnh đẹp hơn trong mắt trẻ khi thể hiện cảm xúc của mình.
  • Cẩn trọng với những gì trẻ xem, nghe và chơi. Thời nay việc coi TV, có máy tính kết nối internet trong nhà là việc không mấy khó khăn. Nếu các bậc cha mẹ không thể thường xuyên giám sát việc coi TV, chơi máy tính… hãy kiểm tra hướng dẫn để biết con mình đã xem gì. Đồng thời hãy để điều khiển vào nơi mà con bạn không lấy được. Việc này sẽ hạn chế được sự tò mò khám phá của con trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ không phù hợp (và cả những hành vi không đúng nữa)
  • Khen ngợi con khi bạn thấy con đang xử trí đúng đắn khi con buồn bực, tức giận, nếu con trẻ kể với bạn rằng có bạn đang dùng từ văng bậy để khiêu khích chòng ghẹo con bạn, hãy khuyến khích con tránh xa tình thế đó và không dùng từ đó.
  • Con trẻ dễ dàng học theo những từ của người lớn vì bản tính của trẻ là tò mò và thích khám phá. Do vậy người lớn quanh trẻ cũng cần cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ của mình.

Xử trí khắc phục việc văng tục bằng cách xử lý tình huống

Nếu cha mẹ biết vì sao con nói bậy họ có thể sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp.

  • Nếu nói bậy chỉ vì tức giận, bạn có thể dạy con mình rằng cảm giác đó là chấp nhận được. Nhưng sẽ tốt hơn nếu con thể hiện cảm xúc của mình bằng cách sử dụng những từ ngữ đúng thích hợp hơn hoặc bỏ qua điều/ người khiến con tức giận. Ví dụ, nếu con bạn tức giận với bạn cùng chơi, hãy bảo con thôi không chơi nữa hoặc nhờ sự can thiệp của một người khác.
  • Nếu cha mẹ nghĩ con bạn văng tục chửi bậy là “bắt kịp xã hội”, hãy thảo luận những cách khác để giúp con có thể có sự đồng tình của bạn bè. Ví dụ giúp con sử dụng nhừng cách dễ thương khác để thể hiện cảm xúc của mình.
  • Nếu việc văng bậy chỉ vì buồn bực tức giận, hãy tâm tình với trẻ dần dần để tìm ra vấn đề của con là gì. Ví dụ, nếu con có quá nhiều đồ chơi, đề nghị con nhìn lại chỗ con chơi lần cuối, sau đó đưa con vào phòng ngủ của con, rồi chỉ cho con thấy sàn nhà bừa bộn thế nào và cứ thế tiếp tục…..
  • Chỉ bảo cho con cách phù hợp để kiềm chế cơn giận và sự buồn bực. Có thể cùng con tập đếm từ 1 đến 10, hít thở sâu hoặc nói về cảm giác tực giận của con.
  • Khuyến khích con dùng từ đúng mà không khiến người nghe tức giận, buồn phiền. Ví dụ cha mẹ có thể gợi ý những từ ngữ vui nhộn khi chơi cùng con trẻ

Con tôi nghe những từ đó ở đâu?
Trẻ em thường thích thử những từ chúng nghe được hoặc tự nghĩ ra. Và đây là nguyên nhân khiến trẻ có thể nói bậy như những người khác. Trẻ em tiếp nhận những từ ngữ này từ nhiều nguồn khác nhau, bên ngoài và bên trong nhà. Gần một nửa số cha mẹ trong cuộc khảo sát độc giả RCN của chúng tôi thông báo rằng họ tin rằng con cái của họ đã học được cách nói bậy từ chính cha mẹ mình. Đây không phải điều quá ngạc nhiên – hơn 40% các bậc cha mẹ trả lời khảo sát của chúng tôi cho rằng họ văng tục mỗi ngày.

Nhưng không phải tất cả trẻ đều học hỏi từ cha mẹ. Nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc với những từ bậy trên TV có thể dẫn tới việc thường xuyên nói bậy của trẻ. Khi trẻ em lớn lên, bạn bè và đồng nghiệp của họ sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngôn ngữ của trẻ.