Trả lời:
Hiện nay có 6 bệnh được ngừa cho trẻ ở nước ta theo lịch chủng ngừa bắt buộc và miễn phí, đó là: lao, bại liệt, bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi. Ở một số nước châu Á, thậm chí có nước thuộc khu vực Ðông Nam Á, trong chương trình tiêm chủng mở rộng có chủng ngừa thêm bệnh thứ 7 là bệnh viêm gan siêu vi B. Ngoài chủng ngừa bắt buộc 6 bệnh kể trên, ở ta trẻ còn được chủng ngừa tự nguyện (tức gia đình lựa chọn và chịu chi phí cho việc chủng ngừa) để ngừa các bệnh sau: viêm màng não mủ Hemophillus influenza hib, viêm màng não mủ do não mô cầu Nesseria meningitidis, thủy đậu (varicella), viêm gan siêu vi B, quai bị, rubeol (có thuốc Trimovax ngừa cả 3 bệnh: quai bị, rubeol, sởi), viêm não Nhật Bản B và cả viêm gan siêu vi B. Ðối với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long thì bệnh ưu tiên chủng ngừa tự nguyện vì sự lây nhiễm là thương hàn và dịch tả.

Trong tình hình hiện nay đối với trẻ em châu Á, thuốc chủng ngừa bệnh có thể phân làm 5 nhóm như sau:

– Nhóm 1: Gồm 6 thuốc chủng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta cộng với thuốc chủng viêm gan siêu vi B. Ðây là nhóm chủng ngừa bắt buộc. Cần đưa chủng ngừa viêm gan siêu vi B vào chương trình tiêm chủng mở rộng là vì tỷ lệ nhiễm bệnh này ở châu Á rất cao so với các nước phương Tây và có khoảng một nửa trẻ có mẹ nhiễm siêu vi B đều trở thành người mang mầm bệnh mạn tính. Bốn nhóm còn lại thuộc loại chủng ngừa tự nguyện, tùy trường hợp bố mẹ sẽ đưa trẻ đi chủng ngừa và có thể phải trả chi phí cho việc tiêm chủng.

– Nhóm 2: Là nhóm các thuốc chủng ngừa các bệnh có thể bộc phát thành bệnh dịch địa phương (endemic diseases) như: viêm não Nhật Bản B, thương hàn, dịch tả và viêm màng não mủ do não mô cầu.

– Nhóm 3: Là nhóm các thuốc chủng ngừa các bệnh có nguy cơ cao lây nhiễm cho trẻ, là các bệnh: viêm màng não mủ do Hib, cúm (influenza), viêm phổi do Pneumococcus, thủy đậu. Riêng chủng ngừa thủy đậu được ghi nhận là sẽ giúp trẻ miễn nhiễm phần nào bệnh “giời leo” (herpes zoster).

– Nhóm 4: Là nhóm các thuốc chủng ngừa các bệnh do du lịch từ vùng này sang vùng kia, là các bệnh: viêm gan siêu vi A, sốt vàng (yellow fever). Thương hàn, nhiễm não mô cầu cũng được kể trong nhóm này.

– Nhóm 5: Là nhóm thuốc chủng trong trường hợp đặc biệt, đó là bệnh dại (được ngừa do bị chó dại cắn).

Lịch tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia: 

LỨA TUỔI

LOẠI VACXIN PHÒNG BỆN

LỊCH TIÊM 

Từ sơ sinh (càng sớm càng tốt)

 

Lao (BCG)

Mũi 1: Có thể nhắc lại sau 4 năm

Viêm gan B (Hepatitis B)

Mũi 1

Bại liệt (Poliomyelitis)

Bại liệt sơ sinh

1 tháng tuổi

 

Viêm gan B

Mũi 2

2 tháng tuổi

 

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Diphtheria, pertussis, tetanus, polio)

Mũi 1

Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b

Mũi 1

Viêm gan B

Mũi 3 (Một năm sau nhắc lại mũi 4 và 8 năm sau nhắc lại mũi 5)

3 tháng tuổi

 

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt

Mũi 2

Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b

Mũi 2

4 tháng tuổi

 

Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt

Mũi 3 (nhắc lại sau 1 năm)

Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b

Mũi 3 (nhắc lại sau 1 năm)

9 tháng tuổi

 

Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella (MMR)

Tiêm 1 mũi, 4-6 năm sau tiêm nhắc lại (Khi cần thiết nhắc lại sau 15 tháng)

Thủy đậu (Varicella)

Tiêm 1 mũi duy nhất (9 tháng – 12 tuổi)

Nếu trên 12 tuổi: tiêm 2 mũi (cách nhau 6 – 8 tuần)

12 tháng tuổi

 

Viêm não Nhật Bản B (Japanese B encephalitis)

Tiêm 3 mũi (2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần và mũi 3 sau 1 năm)

15 tháng tuổi

 

Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella (vacxin MMR)

Tiêm 1 mũi (nhắc lại sau 4-5 năm)

18 tháng và người lớn

 

Viêm màng não do não mô cầu (vacxin A+C meningoencephalitis)

Tiêm 1 mũi

(Cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần hoặc theo chỉ định khi có dịch)

24 tháng tuổi và người lớn

 

Viêm gan A (Hepatitis A) = Vacxin Avaxim

Tiêm 2 mũi

Từ 2-15 tuổi: khoảng cách giữa 2 mũi là 6 tháng

Trên 15 tuổi: khoảng cách giữa 2 mũi là 6-12 tháng

Viêm phổi, viêm màng não mủ.. do phế cầu khuẩn = vacxin Pneumo 23

Tiêm 1 mũi

(Cứ 5 năm nhắc lại 1 lần)

Thương hàn (Typhoid) = vacxin Typhim Vi

Tiêm 1 mũi. Cứ 3 năm nhắc lại 1 lần

36 tháng và người lớn

 

Vacxin Cúm = vacxin Vaxigrip

Vacxin được tiêm mỗi năm 01 lần, đặc biệt những người có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh cúm. Có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

35 tháng tuổi – người lớn

01 liều = 0.5 ml/mỗi năm

06 tháng – 35 tháng tuổi

01 liều = 0.25ml/mỗi năm

(trẻ dưới 8 tuổi: chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều thứ 2 sau 4 tuần)

 

 

 

Lưu ý: Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt nên nhắc lại khi 4 – 6 tuổi, 10 – 11 tuổi và 16 – 21 tuổi.

* Nguồn: Viện Nhi TW 

Bạn có thể cho con đến tiêm tại 50C Hàng Bài hoặc Trung tâm y tế cộng đồng ở 70 Nguyễn Chí Thanh, số 3 Ông Bích Khiêm (Hà Nội)

Một số lưu ý:

– Nếu trẻ bị sốt nhẹ, tiêu chảy hay suy dinh dưỡng vẫn cho trẻ tiêm chủng như thường lệ.

– Sau khi tiêm, nếu trẻ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đỏ là phản ứng bình thường, không đáng ngại.

– Sau năm đầu, nhớ đưa trẻ đi tiêm ngừa nhắc lại theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Chúc bạn và gia đình sức khoẻ!