Cháo đậu hũ non thịt heo

Đậu hũ non dễ ăn, được xem là một loại thực phẩm cho bé có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein. Đậu hũ thơm ngon nấu cùng với thịt heo là món ngon cho bé biếng ăn mà mẹ không nên bỏ qua.

Nguyên liệu

– Nấu cháo trắng lấy 1 phần  20g (4 muỗng canh)

– Dầu ăn thực vật  5g (1 muỗng cà phê)

– Đậu hũ non  5g (1 muỗng cà phê)

– Thịt heo 10g (1 muỗng cà phê)

– Nước lọc  200ml (1 chén)

chao-cho-tre-bieng-an

Cách chế biến

– Rửa sạch thịt heo và đậu hũ, cho vào nước luộc chín, bằm nhuyễn.

– Chờ khi cháo trắng chín, cho hỗn hợp thịt, đậu hũ vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

Cháo trứng đậu đỏ

Trứng chứa nhiều dinh dưỡng, đậu đỏ giàu vitamin B và một lượng lớn thành phần tinh chất kiềm thạch nên đậu đỏ còn có khả năng giải độc cao. Vỏ đậu đỏ còn giúp nhu động ruột hoạt động tốt nhờ loại bỏ các chất cặn bã bám ở thành ruột. Các tinh chất kiềm thạch kích thích nhuận tràng bài trừ chất độc, vì vậy khi bé có dấu hiệu biếng ăn mẹ hãy cho bé dùng cháo trứng đậu đỏ để quá trình tiêu hóa được diễn ra hiệu quả.

Nguyên liệu

– Gạo lứt giã nát: 2 muỗng canh

– Đậu đỏ ngâm mềm:1 muỗng.

– Lòng đỏ trứng:1 cái

– Nước: hơn 2 chén

– nước mắm , đường

chao-cho-tre-bieng-an

Cách thực hiện:

– Gạo vo sạch, ngâm với nước sôi 1 giờ, chờ gạo hơi mềm vớt ra để ráo.

– Đậu đỏ xay nhuyễn, tán đều với 1/2 chén nước, lược lấy nước.

– Lòng đỏ trứng hấp chín, tán nhuyễn.

– Bắc gạo + 2 chén nước lên bếp, nấu tới lúc cháo nhừ, cho nước đậu + trứng vào, khuấy đều. Đun tiếp khoảng 5 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn, bắc xuống.

Bột thịt cóc

Bột thịt cóc là món ăn bổ dưỡng thích hợp cho trẻ nhỏ biếng ăn. Bạn hãy chuẩn bị 10g thịt cóc, 2 lòng đỏ trứng gà, 12g chuối ngự, chuối sấy khô nhưng còn dẻo, giã nhuyễn thêm trứng gà đánh tan, sấy khô tán bột. Ba thứ trộn lại giã nhuyễn sấy khô đóng thành viên hoặc cho vào lọ ăn dần. Trẻ em dưới 1 tuổi uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê, trẻ em trên 3 tuổi mỗi lần 3 thìa cà phê.

Ngoài việc sử dụng các món ăn, bài thuốc trên, bạn cũng nên lưu ý cho trẻ ăn uống đúng giờ, ăn có mức độ, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, ấm và nấu nhừ. Không cho trẻ ăn quá no, không cho trẻ ăn những thức ăn sống lạnh, những món xào nấu quá béo. Khi trẻ bắt đầu hồi phục cần tăng lượng thức ăn từ ít đến nhiều. Chia làm nhiều bữa nhỏ để trẻ có thể ăn hết suất, giúp hấp thụ được hết chất dinh dưỡng của món ăn, tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Mời bạn xem thêm >>

Những điều mẹ thường bỏ qua khi chuẩn bị thực đơn cho bé 

Lời khuyên từ chuyên gia đại học Harvard về bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bé 

12 thực phẩm ăn dặm “nghiêm cấm” cho bé dưới 1 tuổi