Đặc điểm sức khỏe của trẻ 4 tháng

Thời điểm 4 tháng tuổi là lúc bé phát triển nhanh với những thay đổi nhất định như:

Đôi chân mạnh mẽ và bàn tay trở nên linh hoạt: Bàn tay bé có thể cầm nắm những thứ trong tầm với. Nếu bạn giữ phần thân trên, chân bé cũng sẽ có những biểu hiện như là nhún, nhảy, thậm chí đòi bước.

Mọc răng: Nhiều bé phát triển sớm đã bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên.

Thích nếm: Bất kể là thứ gì trên tay bé cũng sẽ kết thúc ở mồm. Bé không quan tâm đến món đồ đó có nguy hiểm hay không, ảnh hưởng như thế nào. Chính vì vậy, bố mẹ cần cẩn thận để những vật sắc nhọn, hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé ra khỏi tầm với.

Bé bắt đầu mọc răng

Ngủ suốt đêm: Trẻ sơ sinh từ 1 đến 3 tháng thường quấy khóc, thức đêm. Sang tháng thứ 4, bé đã có thể ngủ xuyên đêm từ 7 đến 8 tiếng. Bố mẹ đỡ vất vả hơn.

Xúc giác phát triển: Đây là thời điểm vàng để cho bé tiếp xúc và làm quen với những điều mới lạ và có ích cho trẻ sau này. Điển hình đó là âm nhạc, hay tiếng anh. Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại chất liệu như cotton, nhung…

4 tháng tuổi, bé có những sự thay đổi nhất định nhưng đừng quá lo lắng bởi sức đề kháng của bé đã tốt hơn trước rất nhiều. 

Những bệnh mà bé ở giai đoạn này hay mắc phải

1. Rôm sảy

– Nguyên nhân:

Thời điểm này, trẻ dễ bị rôm sảy khi nắng nóng kéo dài do mồi hôi liên tục tiết ra và không thoát được.

– Triệu chứng: Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, có nước ở lưng, cổ, bắp chân, bắp tay

Bé bị rôm sảy

– Cách điều trị: Sử dụng những trang phục mỏng nhẹ, không gây bí, rát cho bé vào mùa hè đặc biệt là những ngày nắng gay gắt.

Để bé chơi ở những phòng mát mẻ, tránh ôm ấp quá nhiều.

2. Hăm tã

– Nguyên nhân: Do mẹ vệ sinh cho bé không sạch hoặc để tã bẩn tiếp xúc với da bé trong suốt thời gian dài.

Trẻ bị hăm tã do vệ sinh không cẩn thận

– Triệu chứng: Tấy đỏ, hăm, thậm chí sung mủ nếu không kịp thời điều trị.

– Cách khắc phục: Thường xuyên vệ sinh cho bé, thay tã hàng ngày, khi không cần thiết thì đừng đóng tã để trẻ không bị bí.

3. Hắt hơi, nghẹt mũi

-Nguyên nhân: Đây là những triệu chứng thường xuyên gặp phải ở trẻ nhỏ nếu thay đổi thời tiết hoặc hít phải bụi bẩn.

-Triệu chứng: Hắt xì liên tục, nghẹt mũi khó hô hấp, quấy khóc.

– Cách khắc phục: Sử dụng thuốc nhỏ mũi có dung dịch natriclorua 0,9%.

Mẹ làm gì khi phát hiện bé có dấu hiệu bị bệnh?

– Quan sát phản ứng bất thường của con: Khi con xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn cần liên tục theo dõi và quan sát xem tiến triển như thế nào. Bạn có thể tham khảo các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ vẫn không đỡ, phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện.
– Bổ sung nước: Kể cả ở người lớn, khi bị bệnh thường mất nước rất nhanh. Vì thế cần bổ sung nước nhiều hơn bình thường, đặc biệt là nước lọc và nước hoa quả.
– Hạn chế cho con ra ngoài, cần nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh: Để bé ở nhà dưỡng bệnh đến khi khỏe hẳn mới ra ngoài để tránh phải tiếp xúc với các chất gây hại.

Lưu ý khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng tuổi khi con bị bệnh

– Nếu bé bị đau họng, ho: Bạn cho bé ăn đồ dễ nuốt, ấm để tránh kích thích họng. Có thể tham khảo các thực phẩm như mì udon, cháo với miso và nước tương…

Mì udon

Bước 1: Luộc mì Udon đến khi mềm, hầu như bạn chỉ mất 3 phút.

Bước 2: Cho dầu ăn vào chảo, sau đó thêm rau củ gồm cà rốt, cải ngọt và đậu hà lan. Xào đến khi nhừ.

Bước 3: Cho nước vào và nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng bé.

Bước 4: Trộn đều các nguyên liệu lại với nhau.

Súp nấm rau củ

Sau khi mẹ mua các loại rau xanh và củ như súp lơ, khoai tây, cà rôt, thịt nạc bằm thì ninh nhừ chúng hoặc xay nhỏ rồi cho bé dùng.

Súp rau củ

Canh mướp và thịt nạc

Đây là loại canh thanh mát mẹ nên bổ sung vào danh sách ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng, có tác dụng giải nhiệt tốt và rất dễ nấu. Mom chỉ việc rửa sạch và thái nhỏ, sau khi xào mướp chín thì bạn đổ nước vào và cho thịt đã băm nhuyễn vào cùng, tắt bếp và đợi cho đỡ nóng rồi cho bé ăn.
– Nếu bé bị các bệnh về hô hấp: Khi bé bị bệnh về đường hô hấp, bạn nên chú trọng chế biến các món ăn mềm và lỏng hơn thường ngày, kiêng các món lạnh, khô, cứng.

Cháo tía tô

Lá tía tô có công dụng giữ ấm cơ thể, phòng cảm lạnh, điều trị viêm họng và giữ nhiệt tốt. Mình đã áp dụng cháo tía tô cho con khi bị cảm, thấy rất hiệu quả. Sau khi mua lá tía tô về, sắc đặc với nước, đợi đến khi nước gần cạn thì chắt lấy mỗi nước, cho gạo vo sẵn và và đổ nước vừa đủ. Bé sẽ rất nhanh toát mồ hôi và chóng khỏi.

– Nếu bé bị đi ngoài: Bạn hãy tăng cường số lần bú sữa mẹ cho bé, không cho trẻ ăn đồ sống, các loại rau xơ khó tiêu hóa.
– Nếu bé bị táo bón: Khi trẻ bị táo bón những món ăn chứa nhiều chất xơ, chất rau sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động bình thường trở lại.

Cháo rau ngót

Rau ngót rửa sạch, đun chắt lấy nước sau đó cho thêm nhúm gạo đã vo sẵn cùng một ít nước là xong.

Chè khoai lang

Khoai lang có tác dụng rất lớn thúc đẩy hệ tiêu hóa của bé. Bạn ninh khoai hoặc nghiền nó thật nhừ, sau đó cho nước vào vừa đủ, đun kĩ và để nguội rồi thêm đường và cho bé ăn.

Súp bí đỏ

Bí đỏ luộc kỹ và nghiền nhuyễn, cho thêm đường và nước vừa đủ. Bạn có thể thêm chất béo để vị ngon hơn, hấp dẫn bé hơn.

Súp bí đỏ bổ dưỡng cho bé

Ngoài những món ăn dặm tự nấu, các mẹ có thể tham khảo thêm một số loại thực phẩm ăn dặm chế biến sẵn cho bé như váng sữa, sữa chua, phô mai, bột dinh dưỡng,.. Những loại thực phẩm này vẫn đảm bảo cung cấp cho bé những dinh dưỡng cần thiết.

Cháo hạt sen

Trẻ bị dị ứng thì chỉ nên dùng gạo tẻ gạo nếp để nấu cháo. Sau đó cho thêm nắm hạt sen, đun nhừ và cho bé ăn.

Cháo đậu xanh

Cách thực hiện tương tự như với cháo hạt sen.

Cháo thịt gà với rau xanh

Thịt gà là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, mẹ nên nấu cùng với rau để giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Cháo thịt gà với rau xanh

Bé 4 tháng tuổi bị ốm khiến các mẹ hết sức lo lắng. Hi vọng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 tháng tuổi trên sẽ giúp mẹ giải tỏa phần nào. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn cảm thấy nó hữu ích. Chúc bé mau ăn chóng lớn!