Mẹ bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như:

cúm, lao phổi, sốt xuất huyết, thủy đậu… nếu tiếp tục cho bé bú thì nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang bé là rất cao. Do vậy, hãy ngừng việc cho con bú trong thời gian điều trị bệnh hoặc ngừng hoàn toàn việc cho con bú để đảm bảo sức khỏe của bé.

Khi uống thuốc

Khi có vấn đề về sức khỏe và cần dùng tới thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, người mẹ cũng nên dừng việc cho con bú. Một số loại thuốc có thể làm giảm sự tiết sữa hoặc làm thay đổi mùi vị của sữa mẹ, nếu để bé tiếp tục bú sẽ gây nên cảm giác sợ hãi và bỏ bú ở trẻ. Ngoài ra, các thành phần trong thuốc cũng đi vào sữa mẹ, mặc dù với hàm lượng rất ít nhưng cũng đủ để gây hại cho cơ thể non nớt của trẻ.

Bệnh tim mạch và tiểu đường

Người mẹ mắc một số các căn bệnh như: bệnh tim, bệnh thận hoặc tiểu đường khi cho trẻ bú cần có sự can thiệp và làm theo lời khuyên của bác sỹ. Khi đó, cần có sự tính toán về chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bào sức khỏe cho mẹ và bé.

Viêm tuyến vú

Bệnh viêm tuyến vú hoặc viêm núm cũng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Nếu vẫn bú mẹ trong thời gian bị bệnh, vi khuẩn gây viêm nhiễm từ vú mẹ có thể “đột nhập” vào cơ thể trẻ và gây nên các bệnh về đường tiêu hóa.

Điều trị ung thư

Khi cần trị bệnh bằng phương pháp xạ trị, người mẹ cũng cần ngừng ngay việc cho con bú vì các tia phóng xạ có thể gây biến đổi chức năng tuyến giúp của trẻ thông qua đường sữa mẹ. Việc cho con bú có thể trở lại khi ngừng phương pháp trị bệnh này và cần có sự kiểm tra chính xác về mức độ an toàn phóng xạ trong cơ thể người mẹ.

Tiếp xúc với hóa chất độc hại

Khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: thuốc trừ sâu, hoặc môi trường nhiều khói bụi và chất ôi nhiễm, người mẹ cần ngừng cho con bú sữa mẹ để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc cho trẻ.

Sau khi lao động nặng

Việc luyện tập hoặc lao động quá sức sẽ kích thích quá trình sản sinh axít lactic, loại axit gây nên vị chua trong sữa mẹ. Cho trẻ bú ngay sau khi luyện tập hoặc lao động mệt mỏi sẽ gây nôn trớ hoặc đầy bụng cho trẻ.