Ở tuần thứ 40 của thai nhi mẹ cần theo dõi sát sao để nắm bắt được những thay đổi của con: cân nặng thai nhi, thai đã xoay đầu chưa, dấu hiệu vỡ ỗi, chế độ dinh dưỡng cho mẹ…

Cân nặng và kích thước thai nhi tuần thứ 40

Xem thêm bài viết: Cân nặng của thai nhi 32 tuần bao nhiêu là đạt chuẩn?

Bước vào tuần thai thứ 40, rất nhiều mẹ bầu đã bắt đầu sốt ruột vì bé yêu mãi chưa chịu chào đời. Thời điểm này, bé đã dài hơn 50cm, cân nặng trung bình từ 2.5 đến 3.6kg tùy vào thể trạng của mẹ và sự phát triển của bé trong suốt thai kì.

Những ngày cuối cùng trước khi sinh, thai nhi tiếp tục hoàn thiện sự phát triển cơ thể bằng cách trút bỏ lớp chất gây (vernix caseosa) bao quanh cơ thể có tác dụng bảo vệ làn da của bé trước các chất thải trong dịch ối. Bé cũng đã nắm vững các kĩ năng cần thiết khi ra khỏi tử cung mẹ như tìm vú và ngậm mút nhờ quá trình “luyện tập” bằng cách mút ngón chân khi ở trong bụng mẹ. 

Một điều mẹ cần cực kỳ lưu ý cần siêu âm xem thai nhi đã xoay đầu chưa. Xem thêm Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu? Ngôi thai ngược có nguy hiểm

Thai nhi tuần thứ 40 đã quay đầu để chuẩn bị chào đời.
  • Tỷ lệ mỡ trong cơ thể bé là 5%, tỷ lệ nước dao động từ 60 đến 75%. Cấu trúc cơ thể phát triển hoàn chỉnh đảm bảo chức năng hoạt động khi bé chào đời.
  • Các móng tay, móng chân của bé vẫn có thể tiếp tục dài ra trong bụng mẹ.
  • Tư thế nằm của bé thay đổi với phần đầu hướng về phía vòi tử cung để sẵn sàng cho quá trình chào đời.
  • Hoạt động của bé trong bụng mẹ giảm đi do kích thước tử cung đã quá chật chội với cơ thể của bé.
  • Sự giảm thiểu lượng chất dinh dưỡng trong nhau thai khiến bé có cảm giác háu ăn hơn bình thường.
  • Xuất hiện các hormone trong cơ thể mẹ khiến các bộ phận sinh dục ngoài của bé trông lớn hơn bình thường.

Thai nhi tuần thứ 40 ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể mẹ?

Xem thêm:

Thai nhi 3 tháng đầu và những điều mẹ cần biết

Thai nhi như thế nào trong 3 tháng giữ thai kỳ

Mẹ sẽ phải đối diện với những thay đổi không mong muốn khi bước vào giai đoạn cuối thai kì. Những cơn đau đột ngột ở vùng lưng, ngực và xương chậu, tình trạng khó thở, mệt mỏi, đau đầu và stress là những điều các mẹ bầu thường xuyên gặp phải.

Càng gần thời gian sinh nở, mẹ càng dễ bị mỏi mệt, stress.
  • Hiện tượng chuột rút và phù nề thường xuyên khiến mẹ khó di chuyển và phải chịu những đau đớn dai dẳng.
  • Thai lớn đè ép các bộ phận quan trọng, gây áp lực lên bàng quang và hệ thống bài tiết khiến mẹ khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Những cơn giả gò vào cuối thai kì khiến mẹ khó chịu trong mọi sinh hoạt. Thêm vào đó là tâm trạng lo lắng và chờ đợi dễ khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng stress.
  • Thường xuyên bị tiêu chảy.
  • Âm đạo tiết ra dịch nhầy màu trắng hoặc hồng biểu thị cổ tử cung đã bắt đầu mở để chuẩn bị cho việc sinh nở.
  • Mẹ thường xuyên có cảm giác đói bụng nhưng không ăn được quá nhiều. Do đó, khẩu phần ăn của mẹ chuyển sang các món ăn nhẹ giàu dinh dưỡng và năng lượng với tần suất bữa ăn tăng dần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé.

Thai nhi tuần thứ 40, mẹ sẽ có cảm giác thường trực là mong đợi đan xen một chút hồi hộp và không thể thiếu nỗi lo lắng, bất an. Tâm lí sốt ruột và sợ hãi sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé, vì vậy, nếu thai nhi vẫn cử động bình thường, kết quả siêu âm và biểu đồ theo dõi nhịp tim của bé vẫn đang ở mức ổn định thì mẹ không cần quá hoang mang.

Quá trình thăm khám và siêu âm định kì sẽ đảm bảo sự phát triển ổn định của thai nhi.

Vào thời điểm này, mẹ vẫn cần thực hiện các bước khám thai theo định kì để theo dõi biểu đồ phát triển của bé và dự đoán ngày sinh:

  • Siêu âm tổng thể để lấy số liệu chiều cao, cân nặng.
  • Kiểm tra nhịp tim, chuyển động cơ ngực, cơ hoành, cử động bàn tay.
  • Xác định lượng nước ối trong tử cung mẹ để đưa ra giải pháp kích sinh khi cần thiết.
  • Kiểm tra tư thế thai nhi và trạng thái cổ tử cung.

Các giải pháp sinh nở đối với thai nhi trên 40 tuần

Nếu kết quả kiểm tra có vấn đề, bác sĩ phụ trách sẽ ngay lập tức can thiệp bằng các giải pháp kích sinh hoặc sinh mổ tùy vào tình hình thai nhi.

Kích sinh (khởi phát chuyển dạ) thường được thực hiện trong trường hợp thai nhi không thể tiếp tục phát triển trong tử cung, hoặc thai kì vượt quá 42 tuần. Lúc này, nhau thai đã hoàn toàn cạn kiệt chất dinh dưỡng nuôi thai nên rất dễ xảy ra những biến chứng thai nhi nếu không được xử lí kịp thời. Có hai phương pháp kích sinh phổ biến là dùng hormone hoặc kích sinh cơ học.

Nếu thai quá lớn, mẹ cần nhờ đến sự can thiệp của y tế.
  • Phương pháp kích sinh bằng hormone sử dụng dung dịch có chứa prostaglandins đưa vào bên trong âm đạo nhằm làm “chín” cổ tử cung, kích thích quá trình co bóp gây chuyển dạ. Có thể tăng cường thêm thuốc Pitocin (Oxytocin) để tăng cường sự co bóp giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn.
  • Phương pháp kích sinh cơ học được áp dụng khi đã dùng hormone nhưng mẹ bầu vẫn không có dấu hiệu vỡ ối. Các bác sĩ sẽ dùng Pitocin truyền nhỏ giọt qua que đan móc đưa vào tử cung nhằm làm rách màng ối. Kích thích này sẽ khiến tử cung co thắt nhanh và giãn nở hiệu quả hơn.

Trong trường hợp thai ngược, sinh khó, kích thước và trọng lượng thai nhi quá tiêu chuẩn, thai phụ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn.

Một số loại thực phẩm phù hợp với mẹ bầu tuần thứ 40

Trong thời gian chờ đợi em bé chào đời, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng và thực hiện chế độ ăn uống hợp lí, khoa học với những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe để hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng.

  • Rau lang có vị ngọt, tính mát, có khả năng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và bài tiết, hạn chế táo bón, giúp mẹ nhuận trường.
  • Vừng đen rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ có thai. Trong vừng đen chứa một loại tinh dầu có khả năng bôi trơn và tăng cường nhu động của tử cung giúp quá trình sinh thường diễn ra nhẹ nhàng hơn.
Mẹ nên lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt bò, rau lang…
  • Thịt bò là một trong những loại thịt giàu chất đạm và sắt – Những yếu tố cần thiết cho sự hình thành tế bào máu của cơ thể. Thường xuyên ăn thịt bò vào thời điểm này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng sưng phù, tê bì tay chân và tăng cường lượng dinh dưỡng trong nhau thai giúp bé khỏe mạnh.
  • Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hướng dương, hạt sen góp phần cung cấp khoáng chất, vitamin và hàm lượng DHA cao ngăn ngừa các cơn stress và đau đầu thường xảy ra ở cuối thai kì.
  • Sữa bầu là nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho cả mẹ và bé.

Tham khảo tại đây một số sản phẩm sữa cho bà bầu tốt nhất

Xem thêm bài viết: Mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối

Tuần thứ 40, thai nhi đã hoàn thiện trong tử cung người mẹ. Lúc này, mẹ bầu cần giữ tâm lí thoải mái và vui vẻ để chào đón em bé khỏe mạnh. Hy vọng những thông tin về thai nhi tuần thứ 40 trong bài viết này sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình theo dõi sự phát triển định kì của bé!