Khoảng thời gian từ tuần thứ 13 đến cuối tuần 26 thai kì là lúc em bé lớn lên một cách nhanh chóng và dần hoàn thiện cấu tạo cơ thể cũng như bộ máy thần kinh trung ương. Mỗi ngày trôi qua, bé lại học hỏi thêm một kĩ năng mới.

Thai nhi như thế nào trong 3 tháng giữa thai kì?

  • Tuần thứ 13- 14: Chiều dài trung bình của thai nhi là 7.62cm, cân nặng từ 23 đến 43gr, tương đương một quả chanh. Bé bắt đầu biết liếc mắt, cau mày, nhăn mặt, mút tay và đi tè. Lúc này, cấu tạo khớp ngón tay dần hoàn thiện giúp bé nắm và mở tay một cách linh hoạt. Dấu vân tay hình thành biểu thị sự hoàn thiện kết cấu DNA.
  • Tuần thứ 17: Bé dài 13 cm, nặng 140gr, to bằng một củ hành tây cỡ lớn. Lúc này, hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ để bồi đắp lớp chất béo bảo vệ dây thần kinh trung ương. Các mạch máu đã bắt đầu hiện rõ dưới lớp da. Đôi tai đã hoàn thiện và hướng ra bên ngoài giúp bé nhận thức các âm thanh.
Kích thước thai nhi có sự thay đổi nhanh chóng
  • Tuần thứ 18: Bé bắt đầu học được cách gập chân và tay. Với kích thước tầm 15cm, nặng 240gr, cơ thể đã dần hoàn chỉnh với tay chân cân đối và đôi tai ở đúng vị trí giúp bé cảm nhận và phân biệt được âm nhạc, giọng nói, tiếng hát và các tiếng ồn. Mẹ nên bắt đầu cho bé thưởng thức nhạc giao hưởng, thính phòng để tăng sự phát triển trí não trong gian đoạn này.
  • Tuần thứ 19: Kích thước thai nhi như thế nào trong 3 tháng giữa thai kì? Khối não tăng nhanh, các dây thần kinh trung ương đã được bồi đắp hoàn hảo điều khiển tri giác giúp bé phân biệt được mùi, vị, âm thanh, ánh sáng và xúc giác. Nếu mẹ thường xuyên trò chuyện với bé, bé có thể nhận ra tiếng nói của mẹ. Lúc này, bé nặng khoảng 241gr với chiều dài 15.3cm.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa thai kì
  • Tuần thứ 20: Hình thành xương hàm, cơ bắp, hệ xương. Các cử động của bé trở nên mạnh mẽ và dữ dội. Đôi khi, bé sẽ phản ứng lại với các kích thích trên thành bụng của mẹ. Tóc dần mọc. Bé học hỏi kĩ năng nuốt với cân nặng khoảng 340gr, tương đương một quả chuối. Đối với bé gái, quá trình hình thành âm đạo bắt đầu.
  • Tuần thứ 21: Xuất hiện lông mày và mi mắt. Bé đã to bằng một củ cà rốt có chiều dài 26.67cm, nặng 360gr. Gan và lá lách thực hiện chức năng sản xuất tế bào máu cùng với tủy xương. Bé thường xuyên chòi đạp trong bụng mẹ.
  • Tuần thứ 24: Các lớp mỡ dần tích tụ trên lòng bàn tay và các ngón tay. Bé bắt đầu mút ngón cái và biết nấc. Bé dài khoảng 33cm, cân nặng 570gr.
Thai nhi lớn nhanh khiến vòng bụng của mẹ lộ rõ.
  • Tuần thứ 25: Chiều cao của bé đã đạt 35cm, nặng 680gr. Da dần căng ra, ít nhăn nheo hơ. Tóc mọc dày và dài. Bé đang dần luyện tập hít thở một lượng nước ối nhỏ để làm quen với việc thở.
  • Tuần thứ 26: Trí não thai nhi như thế nào trong 3 tháng giữa thai kì? Trí não bé phát triển với hệ thống dây thần kinh trung ương hoàn thiện giúp bé cảm nhận rõ những cuộc đối thoại hay ánh sáng từ bên ngoài. Chức năng phổi đang phát triển giúp bé thở một cách dễ dàng. Đối với bé trai, hai tinh hoàn bát đầu di chuyển từ bụng xuống cơ quan sinh dục.

Xem thêm bài viết

Thai nhu tuần thứ 40 phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì thì tốt?

Cân nặng của thai nhi 32 tuần bao nhiêu là đạt chuẩn? Điều mẹ cần biết?

Thai nhi 3 tháng đầu và những điều mẹ cần biết

Thai nhi như thế nào trong 3 tháng giữa thai kỳ, những thay đổi của cơ thể mẹ

Cùng với sự phát triển từng ngày của thai nhi, cơ thể mẹ bầu cũng trải qua những đợt sóng biến chuyển với sự thay đổi chức năng của các bộ phận nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và bé.

  • Áp lực tinh thần dần biến mất giúp mẹ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm hơn. Triệu chứng buồn nôn, ốm nghén biến mất giúp mẹ ăn ngon miệng và chóng đói hơn.
  • Các bộ phận trong cơ thể sản xuất và tổn hợp hormone giúp bào thai phát triển và kích thích các thay đổi nội tiết bên trong cơ thể mẹ bầu.
  • Hệ tuần hoàn hoạt động nhanh và mạnh mẽ hơn để phục vụ cho nhu cầu phát triển của trẻ. Huyết áp giảm khiến mẹ thường nôn nao, chóng mặt, đau đầu và mệt mỏi.
  • Sự tăng cường lưu lượng máu trong cơ thể gây ra những tác dụng phụ như chảy máu cam, chảy máu lợi, tụ máu dưới da…
  • Quá trình đào thải khí CO2 diễn ra thường xuyên khiến mẹ hay khó thở. Phổi nở rộng để tăng dung tích đáp ứng nhịp thở tốc độ hơn.
Các triệu chứng ốm nghén giảm dần. Mẹ tăng cân nhanh.
  • Phần trên tử cung căng lên khiến vòng bụng lộ rõ. Dịch âm đạo xuất hiện nhằm ngăn sự phát triển của các vi khuẩn có hại.
  • Quầng vú bị thâm sạm, đầu vú to ra. Tuyến sữa phát triển. Giữa bụng mẹ bầu xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ giữa ngực đến âm đạo. Các vùng da nhạy cảm trên cơ thể có thể bị sạm, rạn hoặc tàn nhang.
  • Mẹ bầu bị phù nề hoặc tê bì kèm theo các cơn đau quặn ở vùng bụng dưới hoặc đau lưng dai dẳng do thai lớn chèn ép các dây thần kinh.
  • Tình trạng ợ nóng và táo bón xảy ra do sự tăng cường hormone nữ progesterone.

Mẹ nên làm gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?

Ba tháng giữa thai kì là khoảng thời gian vàng để bé phát triển cơ thể và trí não. Lúc này, mẹ nên cân bằng chế độ dinh dưỡng, bổ sung axit amin, canxi, DHA và khoáng chất bằng sữa bầu hoặc thuốc bổ tổng hợp để ngăn ngừa tình trạng thiếu chất ở trẻ

  • Chế độ ăn của mẹ cần phải cân đối giữa 3 nhóm thực phẩm gồm tinh bột, đạm và vitamin. Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất tự nhiên như lòng trắng trứng, thịt bò, cá, tôm, rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc…
  • Mẹ bầu nên uống ít nhất 1.5 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng khô ối.
  • Duy trì vận động nhẹ nhàng tối đa 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều để giảm hiện tượng phù nề, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Thường xuyên ngâm chân bằng nước thảo mộc sẽ giúp mẹ bầu có tinh thần sảng khoái, sức khỏe ổn định, lưu thông máu huyết hiệu quả.
Mẹ bầu giai đoạn này nên cân bằng chế độ dinh dưỡng
  • Sử dụng gối ôm trong khi ngủ để giảm bớt áp lực lên cơ quan hô hấp.
  • Khám thai định kì, kiểm tra đầy đủ để phát hiện những bất thường (nếu có).
  • Tuần thai thứ 18- 20 là thời điểm thích hợp để mẹ thực hiện các kiểm nghiệm dị tật thai nhi, bệnh bẩm sinh, các dị dạng để can thiệp kịp thời.
  • Tránh các hoạt động nặng, hạn chế cúi gập người để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  • Thường xuyên cho bé nghe nhạc và chuyện trò cùng bé.

Mang thai là một quá trình vất vả và mệt nhọc đối với các mẹ bầu, nhất là trong giai đoạn giữa thai kì. Điều quan trọng nhất là mẹ cần giữ tâm thế tự tin, thoải mái và vui vẻ để bé luôn hạnh phúc khi chào đời. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các mẹ biết thai nhi như thế nào trong 3 tháng giữa thai kì.