Thai nhi 9 tuần tuổi có kích thước như thế nào?

Khi được 9 tuần tuổi thì bé có thể dài từ 2.5 – 3cm, nặng khoảng 7gr rồi. Hình hài của bé về cơ bản giống với em bé lúc mới chào đời, trông bớt lạ lẫm hơn các giai đoạn trước mà mẹ thường ví von là “gấu túi”.

Bé 9 tuần tuổi dài gần 3 cm

Vì cơ thể bé đã phát triển hơn nên các bộ phận cũng có sự thay đổi khá rõ. Đặc biệt ở tuần tuổi này, ngón chân của con đã được hình thành và phát triển hơn, con có móng tay móng chân rồi. Não, ruột và gan của bé cũng đã bắt đầu hoạt động để tạo ra các tế bào máu đỏ. Cột sống của bé đã được hiện mờ mờ qua lớp da bên ngoài.

Đôi khi con còn có thể hoạt động tay chân như gập cổ tay, cong chân,…

Chức năng cơ thể của bé

Về chức năng cơ thể, các bộ phận quan trọng trong cơ thể thai nhi 9 tuần tuổi đã tìm được “nơi chốn” đúng, chỉ đợi phát triển hoàn thiện trong những tuần tuổi tiếp theo.

Đầu của con vẫn lớn hơn cơ thể, tuy nhiên xương mặt và cổ đã được hình thành. Nếu mẹ làm siêu âm thì đã có thể nhìn được hình dạng khuôn mặt của con rồi nhé.

Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi trong bụng mẹ

Thận của bé đã có thể lọc máu và nước tiểu ở giai đoạn này rồi. Thận còn có thể lưu trữ dịch tiêu hóa bên trong dạ dày của con, chuẩn bị sẵn sàng khi phải tiếp xúc với nước ối. Ngoài thận ra thì tai (cả tai trong và tai ngoài), mắt, mũi và chân răng của bé cũng phát triển đầy đủ. Cả cơ thể bé đều được bao bọc bởi lớp lông tơ mịn màng.

Song song với việc phát triển các bộ phận bên trong, cơ quan sinh dục của bé cũng đã bắt đầu phát triển nếu bé có giới tính nam. Cụ thể bộ phận sinh dục ngoài đã bắt đầu sản sinh hóc môn sinh dục nam.

Thai nhi 9 tuần tuổi biết làm gì trong bụng mẹ?

Như đã chia sẻ ở bên trên, khi bé 9 tuần tuổi đã có thể cong chân, cong gập khuỷu tay hoạt động trong bụng mẹ. Thêm nữa, con có thể đặt tay lên đúng vị trí tim hay gấp chân lại trước bụng nữa đấy. Nếu may mắn khi đi siêu âm mẹ có thể bắt gặp bộ dáng nghịch ngợm này của con.

Những lưu ý cho mẹ trong giai đoạn thai 9 tuần

Khi con được 9 tuần tuổi, mẹ có thể chăm chỉ vận động cơ thể nhẹ nhàng cho linh hoạt hơn. Chẳng hạn như bơi hội hay đi bộ là những lựa chọn tuyệt vời. Nhưng lưu ý mẹ không nên hoạt động quá sức, nếu không sẽ thấy khó chịu.

Đặc biệt là những mẹ có tiền sử huyết áp hay thiếu máu thì nên hoạt động nhẹ nhàng. Không nên đứng lên ngồi xuống đột ngột để tránh bị choáng.

Hoạt động nhẹ nhàng giúp mẹ thấy khỏe và linh hoạt hơn nhiều.

Nếu mẹ nào có dấu hiệu ốm nghén quá nặng thì có thể thử thay đổi thực đơn, hoặc thay đổi khẩu phần ăn ở mỗi bữa. Nên ăn nhiều vào bữa sáng và trưa, giảm ít vào bữa tối để tránh nôn nghén ban đêm.

Mẹ cũng nên bổ sung nhiều canxi trong giai đoạn này, có thể uống thêm loại sữa giàu canxi. Nếu mẹ có thói quen uống cafe hay trà thì cũng nên bỏ hoặc thay thế bằng thức uống khác tốt cho sức khỏe hai mẹ con. Trà thảo dược là lựa chọn thông minh cho giai đoạn này.

Ngoài ra, do bé đã to thêm nên mẹ cũng cần phải thay đổi kích cỡ quần áo. Đặc biệt là quần áo lót. Vì nếu mặc quần áo chật thì mẹ sẽ rất khó chịu. Mẹ nên đổi loại làm từ vật liệu thoáng mát như cotton để thấy thoải mái hơn.

Trên đây là một số chia sẻ về sự phát triển của bé cũng như những điều mẹ cần lưu ý ở giai đoạn thai nhi 9 tuần tuổi. Nếu mẹ còn băn khoăn hay có vấn đề cần chia sẻ thì đừng ngại comment hay gửi thông tin về cho chúng mình nhé.

Chúc các bé phát triển thật tốt!

Xem thêm bài viết

Thai nhi 6 tuần tuổi có tim thai chưa? Cơ thể mẹ thay đổi ra sao

Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi, mẹ nên ăn gì để con khỏe mạnh

Thai nhi 3 tháng đầu và những điều mẹ cần biết

Học mẹ Tíu cách giảm ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu