1. Thai nhi 32 tuần tuổi kích thước như thế nào?

Thai nhi 32 tuần tuổi phát triển rất nhanh về cân nặng và chiều cao nên chiếm rất nhiều diện tích trong tử cung của mẹ. Cân nặng của bào thai sẽ rơi vào khoảng 1.7 – 1.8kg, chiều dài khoảng từ 41-42 cm khi tính từ đầu đến gót chân, cỡ như một trái bí ngô vàng.

Có thể nói đây là thời kỳ “tăng tốc” của bé, cân nặng có thể đạt 1/3 thậm chí là 1 nửa cân nặng khi bé được sinh ra. Thế nên mẹ cần phải chú ý chế độ dinh dưỡng để “vỗ béo” bé yêu của mình trong những ngày này nhé!

2. Chức năng cơ thể của bào thai tuần 32 ra sao?

Ở giai đoạn tháng thứ 8 của kỳ thai, chức năng cơ thể của bé đang phát triển và có nhiều sự thay đổi, biến chuyển. Cụ thể:

– Bàn tay, bàn chân của bé hình thành và đang ngày càng lớn lên

– Bây giờ, móng tay và tóc cũng xuất hiện nhiều hơn

– Xương trên hộp sọ hình thành nhưng chưa chụm khít vào nhau

– Bộ não của bé đang từng ngày hoàn thiện. Chu vi đường tròn đầu của bé sẽ lớn khoảng 25 cm và cơ thể bắt đầu tích trữ can xi, sắt và photpho để bổ sung cho khung xương

– Làn da cũng bớt nhăn nheo, mịn màng hơn và chuyển dần sang màu đỏ hồng để chuẩn bị sẵn sàng ra khỏi bụng mẹ

– Bé cũng có thân nhiệt riêng và cơ chế ổn định thân nhiệt hoạt động rất tốt

3. Bé biết làm gì trong bụng mẹ?

Mặc dù là thai nhi tuần 32 nhưng thời điểm này bé sẽ không còn “hiếu động” như trước nữa. Mẹ không cần phải quá lo lắng đâu vì có thể bé đang tìm đường để ra ngoài gặp mẹ đấy. Nhưng mẹ vẫn cảm nhận thấy một số hoạt động của bé như:

– Trong cơ thể các cơ quan nội tạng của bé tiếp tục hoàn thiện, bé có thể “tè dầm” trong bụng mẹ rồi đấy

– Một hành động bé thường xuyên làm trong tuần thai 32 mà nhiều mẹ chưa biết là bé biết thè lưỡi rồi đấy. Hầu hết các bé ở thời điểm này đều làm vậy.

Hình ảnh siêu âm ở tuần tứ 32 bé đã rõ nét rồi.

– Bé cũng thường xuyên nhắm mắt và mở mắt để điều tiết mắt tốt hơn. Khi bắt gặp 1 tia sáng, bé có thể phản ứng bằng cách tránh né hoặc nhắm mắt.

– Khi khám thai, phần đầu của bé sẽ dần quay về hướng tử cung để chuẩn bị cho quá trình ra ngoài gặp mẹ

– Tuy bé không hiếu động như các tuần thai trước nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận rõ các thói quen của bé, khi nào bé ngoan, trầm lặng, khi nào bé chăm chỉ hoạt động.

4. Mẹ nên làm gì ở thời điểm này để tốt cho bé?

Như mình đã chia sẻ ở phần trên, cân nặng của bé sau này phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn thai nhi tuần 32. Vậy nên để tốt cho bé, mẹ cần chú ý 1 số điểm dưới đây:

– Ở tuần thai thứ 32 mẹ không còn cảm thấy thèm ăn như trước. Nhưng mẹ không được bỏ bữa mà cần có chế độ sinh dưỡng hợp lý. Mẹ không cần ăn quá no đâu. Mẹ chỉ cần chia nhỏ các bữa ăn trong 1 ngày ra thường từ 6-7 lần với khẩu phần ăn đủ chất:

+ Cung cấp đủ sắt, canxi, protein, vitamin …

+ Bổ sung nhiều rau xanh và uống thật nhiều nước để hạn chế tình trạng bị táo bón. Mẹ nên uống mỗi ngày khoảng 8 ly nước lọc

Mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý

+ Ngoài những món ăn chính nên ăn thêm những món nhẹ như hoa quả, súp hoặc sữa…

+ Tránh thực phẩm có nhiều muối, dầu mỡ. Hạn chế tốt đa việc ăn đồ nguội

+ Không sử dụng những loại nước uống có chất kích thích như trà, cafe …

+ Không thức khuya, duy trì giấc ngủ đều đặn

+ Gác chân cao khi ngồi để máu lưu thông tốt

+ Có chế độ tâp luyện thể dục hợp lý để quá trình sinh em bé dễ dàng hơn

+ Hạn chế làm việc nặng và di chuyển nhẹ nhàng để bảo vệ mẹ và con. Nếu cân đi xa hoặc lên cao thì nên có người thân đi cùng, dìu hoặc đỡ.

Nói chung sự phát triển của thai nhi tuần 32 rất quan trọng. Thế nên các mẹ cần phải hết sức cẩn thận để bé yêu sinh ra được tốt nhất. Chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh.