Một số thay đổi của thai nhi 31 tuần

Càng gần thời điểm chào đời, em bé càng trở nên nghịch ngợm và hiếu động. Lúc này, bé đã có thể lắc lư đầu, xoay cánh tay, đạp chân, xoay người, nhào lộn bên trong dịch ối. Phổi của bé đã đủ khỏe để đảm nhiệm nhiệm vụ hô hấp khi ra khỏi tử cung người mẹ. Bé có thể tăng cân nhanh chóng trong vòng vài tuần.

Thời điểm 31 tuần bé đã nặng khoảng 1,7kg, dài khoảng 42,5cm. Các mẹ nên đi kiểm tra để biết cân nặng của bé để kịp thời điều chỉnh trong những tháng cuối thai kì này nhé.

Một số bé đã quay đầu.

  • Bước vào tuần thứ 31, em bé đã có chiều dài ước lượng tương đương với một quả dừa nhỏ. Trong vòng 7 tuần cuối, bé sẽ tăng thêm số cân nặng từ 1/3 đến 1/2 trọng lượng.
  • Hệ thống cơ quan nội tạng của bé đã hoàn thiện. Cấu trúc phổi hoàn chỉnh cho phép bé hô hấp bằng mũi khi chào đời. Một loại hormone hoạt tính bề mặt được sản xuất nhằm bôi trơn và giữ cho các đường dẫn khí mở ra, giảm thiểu tình trạng vỡ mạch máu khi tiếp xúc với không khí khi em bé chào đời.
  • Lượng dịch ối bao bọc xung quanh em bé có kích thước và khối lượng lớn đảm bảo sự phát triển nhanh chóng trong những tuần cuối cùng của thai kì.
  • Bé cử động cơ thể một cách thuần thục. Mẹ sẽ liên tục cảm nhận được những cú đá, đạp hoặc nhào lộn nhiều lần trong ngày.
  • Bộ phận sinh dục của bé tiếp tục phát triển. Đối với bé trai, hai tinh hoàn di chuyển từ thận đến bìu và giữ nguyên vị trí cho đến lúc chào đời. Đối với bé gái, phần môi âm hộ lớn dần che lấp âm vật bên trong.
  • Móng tay, móng chân, tóc, lông mi và lớp lông tơ bao phủ làn da của bé xuất hiện đầy đủ. Lớp mỡ tích tụ dưới da giúp em bé trở nên tròn trịa và mũm mĩm hơn.

Cơ thể mẹ như thế nào vào thời điểm này? 

Bắt đầu từ thời điểm này, mẹ sẽ tăng cân nhanh chóng nhằm bổ sung trọng lượng cho em bé cho tới thời điểm chào đời. Ngoài ra, mẹ còn phải tập thích nghi với cảm giác đầy bụng, khó thở, mệt mỏi và những cơn co thắt chuyển dạ giả vô cùng khó chịu.

Làn da bé đã đầy đặn hơn nhờ lớp mỡ tích tụ.

  • Kích thước em bé to đè ép các cơ quan quan trọng, đặc biệt là phần bàng quang và bọng đái khiến mẹ khó có thể kiểm soát được khả năng tiểu tiện. Thỉnh thoảng, mẹ sẽ bị đái dắt khi thực hiện các hoạt động mạnh hoặc thể hiện cảm xúc dữ dội. Mẹ hãy sử dụng các loại băng vệ sinh thường ngày để tránh gặp phải những tình huống khó xử nhé.
  • Phần dạ dày và ruột bị đẩy lên cao so với vị trí ban đầu khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm chạp hơn, dẫn đến chứng ợ nóng, khó tiêu và táo bón.
  • Sự thay đổi hình dáng mắt cùng quá trình ứ dịch bôi trơn trong mắt sẽ khiến các loại kính áp tròng không còn phù hợp với mẹ bầu nữa.
  • Tần suất diễn ra các cơn co Braxton Hick sẽ tăng dần cho đến lúc chuyển dạ.  Toàn bộ trọng lượng của thai nhi đè ép phần xương sống gây ra những cơn đau lưng dai dẳng.
  • Các hormone thai kì làm lỏng khớp và dây chằng kết nối giữa khung xương chậu với xương sống cùng mô cơ tử cung lớn dần thay đổi trọng tâm cơ thể khiến mẹ bầu dễ bị mất thăng bằng và cảm thấy đau tức khi di chuyển.

Thai nhi tuần thứ 31 vô cùng hiếu động.

Vào lúc này, mẹ nên chú ý giữ ấm cơ thể, sử dụng các loại thực phẩm bổ sung như sữa và vitamin tổng hợp để hạn chế tình trạng thiếu chất cho thai nhi. Cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm giàu năng lượng, chất xơ và đạm cùng lượng nước lọc đủ tiêu chuẩn sẽ giúp mẹ giảm thiểu tình trạng táo bón và khó tiêu.

Kì tam cá nguyệt cuối cùng sẽ trôi qua nhanh chóng trong tâm trạng háo hức đợi mong cùng rất nhiều thay đổi ở cơ thể mẹ và bé. Hy vọng những thông tin về thai nhi 31 tuần trong bài viết này sẽ mang đến cho mẹ sự chuẩn bị tốt nhất cho em bé trước khi “lâm bồn”. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!