Các thay đổi của thai nhi 22 tuần tuổi
- Chiều dài tối đa của bé là 28cm, cân nặng 430 gr, tương đương với kích thước của một quả cà rốt hoặc 1 quả bí dài rồi. Các đường nét khuôn mặt đã bắt đầu thành hình. Môi, mí mắt, lông màu ngày càng trở nên rõ rệt.
Thai nhi 22 tuần tuổi có kích thước bằng một củ cà rốt.
- Xuất hiện các dấu hiệu thể hiện cấu trúc DNA độc nhất như vân tay và vân chân. Hệ xương và cơ dần hoàn thiện. Bé có thể điều khiển các giác quan tạo nên những chuyển động bên trong thành bụng người mẹ.
- Toàn bộ cơ thể của bé được bao phủ bởi một lớp lông tơ mịn màng. Xuất hiện các nếp nhăn trên làn da của bé. Những nếp nhăn này sẽ giảm dần vào những tuần tiếp theo, khi cơ thể bé có khả năng tích tụ chất béo.
- Tuyến tụy phát triển dẫn đến sự xuất hiện của một số hormone quan trọng trong cơ thể của bé.
- Các cơ quan bắt đầu hoàn thiện giúp bé phát giác được những cử động dù là nhỏ nhất của mẹ. Bé cũng bắt đầu cảm nhận được âm thanh, tiếng động và cảm xúc của mẹ. Hãy điều chỉnh tâm trạng và bắt đầu cho bé nghe nhạc vào thời điểm này.
Mẹ bầu cảm thấy thế nào?
Cùng với sự phát triển của thai nhi, cơ thể mẹ cũng có những bước biến chuyển nhằm thích nghi và chuẩn bị cho sự ra đời của một sinh linh bé nhỏ.
- Tình trạng hù nề ở phần mắt cá và bàn chân do quá trình lưu thông máu diễn ra chậm hơn vì các hormone xuất hiện trong cơ thể. Nếu đột nhiên mẹ bị sưng phù ở phần chân, mặt và cổ, hãy chú ý đến những biểu hiện khác đi kèm. Đó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Cơ thể bé đã tương đối hoàn thiện.
- Trong những ngày đầu tiên của tuần thứ 22, mẹ có thể cảm thấy khô rát ở vùng mắt. Triệu chứng này trở nên khó chịu hơn vào các buổi chiều trong ngày. Sử dụng nước mắt sinh lý hoặc các loại thuốc nhỏ mắt có chỉ số EPF 10 có thể giảm bớt sự khó chịu này.
- Xuất hiện các vết rạn trên vùng ngực, bụng, mông và eo. Nguyên nhân của vết rạn là sự kéo dãn và phá vỡ cấu trúc sơi collagen ở vùng chân bì của da. Mẹ có thể bị rạn trắng hoặc rạn đỏ tùy theo thể trạng. Xoa bóp bằng dầu dừa hoặc các loại kem có chứa vitamin E sẽ phần nào hạn chế tình trạng này.
- Một số nốt nhỏ xuất hiện ở quầng vú có tên khoa học là Montgomery. Các nốt này tiết ra một hợp chất hóa học dạng dầu có tác dụng bôi trơn, làm mềm và nuôi dưỡng đầu vú chuẩn bị cho quá trình nuôi con sau này.
- Hiện tượng tiết nước bọt quá độ thường gặp ở tuần thứ 22 của thai kì sẽ gây cho bạn cảm giác khó chịu. Một số mẹ bầu có thể bị đau đầu thường xuyên do các triệu chứng liên quan đến máu, huyết áp hoặc đường huyết.
- Các cơn co bóp tử cung xảy ra với tần suất thường xuyên hơn là dấu hiệu thể hiện quá trình tập làm quen với hoạt động chuyển dạ của cơ thể mẹ. Thời gian giữa các cơn co khá dài và hầu như không gây đau là điều rất bình thường đối với các mẹ bầu tại thời điểm này.
Khám thai định kì để tránh các biến chứng thai kì.
Trải qua 22 tuần phát triển trong tử cung người mẹ, thai nhi đã bắt đầu bước vào những chặng đường cuối cùng để hoàn tất quá trình phát triển và chuẩn bị cho sự chào đời. Lúc này, mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt một cách hợp lí.
Tuần 22 cũng là một mốc khám thai định kì quan trọng, các mẹ nên chú ý lịch khám để đảm bảo các chỉ số của cả mẹ và bé ổn định nhé.
Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, thưởng thức âm nhạc và trò chuyện cùng bé sẽ tạo nên sự gắn kết chặt chẽ hơn. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý khám thai định kì hàng tuần để hạn chế những biến chứng bất ngờ xảy ra trong thai kì.
Hy vọng với những thông tin về thai nhi 22 tuần tuổi trong bài viết, mẹ đã có thể hiểu được những bước phát triển của bé con, từ đó có sự chuẩn bị hợp lí nhất. Chúc các mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh.