Chỉ số phát triển của thai nhi tuần thứ 20 luôn được các bà mẹ quan tâm.
1. Thai nhi 20 tuần tuổi có kích thước thế nào?
20 tuần đồng nghĩa với việc bạn đã vượt qua 1/2 chặng đường đầy khó khăn với nhiều bỡ ngỡ. Đây cũng là thời điểm mà bé yêu của bạn có kích thước to bằng một trái chuối lớn với cân nặng đạt đến 300 gram.
Thai nhi 20 tuần có cân nặng 300 gram và có kích thước dài khoảng 25,6 cm
Thêm vào đó, chiều dài của thai nhi 20 tuần cũng đã phát triển trông thấy và đạt khoảng 25,6 cm tính từ đầu đến gót chân.
Đồng thời, mẹ bầu hoàn toàn có thể nhận thấy sự khác biệt nhất khi bụng của mình ngày một to hơn, các quần áo trước đó không còn vừa với bạn nữa.
Có thể nói, đây là quãng thời gian mà mẹ bầu khá “tốn kém” khi phải đầu tư tiền bạc vào quần áo với những bộ đồ rộng rãi và thoải mái hơn.
2. Chức năng cơ thể của thai nhi 20 tuần ra sao?
Các bộ phận, cơ quan đã hoàn chỉnh hơn so với thời kì trước đó cũng là lúc chúng sẽ đảm nhận từng chức năng, vai trò của riêng mình, cụ thể là:
- Vào thời kì này, thai nhi bắt đầu có sự phát triển về lớp mỡ dưới da khiến da dày hơn. Do đó, các bạn không còn nhìn thấy lớp da trong suốt so với các tuần trước của thai kì.
- Ở tuần thứ 20, mí mắt của thai nhi 20 tuần tuổi còn nhắm chặt nhưng đã có thể phân biệt được sáng tối.
Các cơ quan, bộ phận của thai nhi đã hoàn thiện
- Thai nhi 20 tuần đã có những chiếc móng tay, móng chân nhỏ xíu
- Các cơ quan, bộ phận trên cơ thể bé yêu đã hoàn thiện và tiếp tục phát triển lớn lên về kích thước
- Thêm vào đó, khi các cơ quan dần phát triển cũng là lúc đòi hỏi lượng lớn nhu cầu máu tăng cao
- Đặc biệt, đây là thời gian mà các mẹ cũng như gia đình mong chờ nhất vì có thể biết được giới tính của thai nhi với độ chính xác lên đến 90%
3. Thai nhi 20 tuần biết đạp chưa? Bé làm những gì trong bụng mẹ
Thai nhi 20 tuần tuổi cũng là lúc bé con trở nên hiếu động và nghịch ngợm hơn
- Cảm nhận rõ nhất từ mẹ chắc chắn là sự nghịch ngợm của con yêu khi những ”cú hích” đã mạnh mẽ hơn và nhiều hơn.
- Đôi khi, bé yêu còn biết ngậm ngón tay cái hay nắm chặt lấy dây rốn.
- Thêm vào đó, con yêu cũng dần biết phản xạ ngay trong bụng mẹ và thỉnh thoảng còn thêm cả nấc cục.
- Khi thai nhi 20 tuần, bé cũng đã bắt đầu tập nuốt, điều này rất tốt cho hệ tiêu hóa của con sau khi chào đời.
- Đặc biệt, bé yêu sẽ sản xuất ra một loại phân su. Phân su có màu xanh đen, dính và không mùi. Loại phân này sẽ tích tụ ở ruột mẹ và được thấy trên tã lót sau khi sinh.
Một số lưu ý cho các mẹ khi mang thai ở tuần thứ 20
Dinh dưỡng cho bà bầu khi thai nhi 20 tuần
+ Giữ cho tâm trạng được vui vẻ và thoải mái nhất. Tránh làm việc quá sức, làm việc nặng nhọc trong một thời gian dài vì sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi cũng như sức khỏe của chính bạn.
+ Bạn cũng nên chú ý, chăm sóc cho khung xương chậu của mình bằng những bài tập yoga hay các bài thể dục, vận động nhẹ nhàng khi thai nhi 20 tuần
+ Ba mẹ thường xuyên nói chuyện với bé để tạo liên kết tình cảm từ khoảng thời gian này nhé.
+ Thai nhi 20 tuần mẹ cần chú ý bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi, sữa cho bà bầu … cùng các loại hoa quả, món ăn bổ dưỡng như na, óc chó, gấc, cà chua, sữa, cháo chân giò
Làm mẹ là một thiên chức cao quý nhưng không kém phần khó khăn. Chính vì vậy, những thông tin thai nhi 20 tuần tuổi trên, hi vọng các chị em phụ nữ có thêm nhiều kiến thức trong khi mang thai để có những phương pháp chăm sóc con yêu của mình hiệu quả nhất ngay khi còn trong bụng mẹ.
Chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh.
Xem thêm
Thai nhi 19 tuần Chân tay đã linh hoạt hơn trong bụng mẹ
Thai nhi 21 tuần bắt đầu cảm nhận được tiếng mẹ đẻ