Nuôi con bằng sữa mẹ là cách tốt nhất để cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho con trẻ. Tuy nhiên, việc bé bú không hết sữa hoặc mẹ phải đi làm nên các mẹ quyết định vắt sữa vào bình để dự trữ.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của mỗi bà mẹ khi vắt sữa dự trữ cho trẻ dùng dần. Nuôi con bằng sữa mẹ đem tới rất nhiều lợi ích. Nhưng vì nhiều lý do, mẹ không thể cho bé bú trực tiếp được. Mẹ khắc phục bằng cách vắt sữa vào bình, sử dụng các dụng cụ vắt sữa để bé có thể uống sau đó.

Việc này vừa giúp mẹ hạn chế tình trạng tắc sữa, gia tăng lượng sữa nuôi con, vừa giúp bé có nguồn “thức ăn” dự trữ mỗi khi mẹ vắng nhà.

Sữa mẹ vắt ra được bảo quản trong túi chuyên dụng

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu

Tuy nhiên, sữa vắt ra càng lâu càng mất an toàn. Và việc sữa mẹ để lâu cũng làm mất đi một số chất dinh dưỡng vốn có của nó, gây ra một số phiền toái đối với sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, các mẹ cần sử dụng một số cách bảo quản và trang bị những kiến thức bổ ích để bảo vệ con trẻ một cách tốt nhất.

Các mẹ tham khảo tại đây sản phẩm máy hút sữa được nhiều mẹ ưa chuộng

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu nếu không bảo quản trong tủ lạnh?

Để khắc phục tình trạng này, sau khi vắt sữa vào bình, các mẹ thường bảo quản sữa trong tủ lạnh. Vậy việc này có cần thiết không? Câu trả lời là vô cùng cần thiết.

Ở Việt Nam, sữa mẹ vắt ra để được bao lâu nếu không bảo quản trong tủ lạnh chỉ dùng được trong vòng 4 giờ đồng hồ. Sau đó, nếu vẫn cho trẻ uống sữa này, trẻ sẽ bị tiêu chảy. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, tủ lạnh là một giải pháp lý tưởng cho mẹ.

Tủ lạnh ngăn mát có thể bảo quản sữa ít nhất trong vòng 72 giờ, nếu để ngăn đá có thể bảo quản được tới 3 tháng. Tuy nhiên, nên để sữa ở ngăn mát và dùng trong vòng 18 – 24 h là tốt nhất cho bé.

sua me vat ra de duoc bao lau

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở nhiệt độ phòng

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong tủ lạnh? Cách bảo quản

Khi chọn tủ lạnh làm môi trường bảo quản sữa, mẹ cũng nên lưu ý một số điều. Thứ nhất, nên dùng các túi trữ sữa chuyên dụng, túi zip để đựng sữa, mỗi túi nên xếp cách nhau 1 cm trong tủ lạnh để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Các mẹ đánh dấu ngày vào từng túi sữa để không bị nhầm lẫn. Không đặt các túi sữa ở cánh tủ bởi vị trí này không đảm bảo lượng nhiệt cung cấp cho quá trình bảo quản. Nếu phải để chung với thức ăn, các mẹ nên để thức ăn vào hộp kín và bọc thêm 1 – 2 lớp nilon để sát khuẩn.

Cách xếp túi sữa trong tủ lạnh

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Cách xếp túi sữa trong tủ lạnh

Thứ hai, rã đông và làm ấm sữa cho trẻ như thế nào là an toàn?

Nếu sữa đang được để trên ngăn đá, mẹ cần đặt xuống ngăn mát từ tối hôm trước. Sáng hôm sau, sữa đã tan và có thể sử dụng được. Mẹ lắc đều túi sữa, cho ra bình.

Sau đó, mẹ đặt bình vào một cốc nước ấm (khoảng 40 độ C) và đợi sữa ấm lên, tới khi nước ở cốc lạnh thì thay cốc khác, thay 2 – 3 cốc là được. Ở mức nhiệt 40 độ C, các chất dinh dưỡng trong sữa không bị mất đi và nhiệt độ của sữa tốt nhất đối với trẻ.

Sẽ khá khó để thực hiện nếu các mẹ phải đi làm sớm, nhưng đây là con đường tốt nhất để trẻ tiếp nhận và hấp thụ hết những chất dinh dưỡng vốn có từ sữa mẹ. Nhiều mẹ có thể dùng máy hâm sữa. Tuyệt đối không sử dụng lò vi sóng để hâm sữa bởi nhiệt độ cao sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. 

Sữa rã đông chỉ dùng được trong vòng 24 giờ. Nếu trẻ không uống hết, mẹ phải bỏ sữa này mà không được bảo quản lại hay bỏ chung với sữa mới vắt. Sữa để tủ có thể có mùi hăng, mùi kim loại hoặc mùi khó chịu, mẹ đừng lo lắng. Hàm lượng chất dinh dưỡng vẫn còn nguyên, nên sữa vẫn sử dụng được bình thường mà không có bất cứ vấn đề gì đối với sức khỏe trẻ.

sua me vat ra de duoc bao lau

Rã đông sữa cho bé bằng nước ấm hoặc máy hâm sữa

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong nhiệt độ phòng?

Với mức nhiệt 22 độ C, sữa có hạn sử dụng trong vòng 6 – 8h. Nếu nhiệt độ phòng khoảng 26 độ, sữa chỉ dùng được trong 4h. Bởi vậy, nếu không để được trong tủ lạnh, mẹ nên cho trẻ uống sữa càng sớm càng tốt, tránh việc sữa bị chua.

Để đảm bảo an toàn, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ đựng sữa  bằng nước rửa bình sữa chuyên dụng và luộc qua nước sôi để sát khuẩn trước khi dùng nó để bảo quản sữa. Nếu trời nóng, các chuyên gia khuyên dùng sau 1h là tốt nhất.

Sữa mẹ vắt lâu có bị mất kháng thể không?

Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ: Casein, sắt, Lactose, Vitamin C, DHA, Lipase, lactase, amylase,… Dù có được bảo quản ở nhiệt độ phòng hay trong tủ lạnh, nếu áp dụng đúng cách, các kháng thể trong sữa mẹ vẫn còn nguyên.

Hãy tính đúng hạn sử dụng của từng túi sữa, cho bé sử dụng một cách an toàn để cung cấp nhiều nhất các dưỡng chất cho trẻ, mẹ nhé!

Sữa mẹ được vắt từ dụng cụ vắt

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu

Cách nhận biết sữa mẹ bị hư

Trong quá trình bảo quản không thể tránh khỏi những sai sót. Dưới đây là 5 cách nhận biết sữa mẹ đã bị hư, không còn sử dụng được nữa:

  • Sữa có mùi hôi, mùi hôi chứ không phải mùi tủ lạnh nhé.
  • Sữa nổi váng khi chưa lắc. Sau khi mang túi hoặc bình sữa khỏi tủ lạnh, mẹ thấy một lớp váng nổi bên trên bề mặt sữa. Điều này là dấu hiệu của việc sữa có thể bị hỏng, không còn dùng được
  • Nếu 2 dấu hiệu trên chưa chắc chắn, mẹ hãy nếm thử sữa. Nếu sữa có vị lạ, hãy bỏ túi sữa đó đi.
  • Trẻ không chịu bú sữa sau khi uống ngụm đầu tiên. Vị giác của bé khá nhạy nên bé có thể phân biệt được vị sữa lạ.
  • Sữa quá thời gian bảo quản. Để hạn chế tình trạng này, mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn vệ sinh, làm theo lời khuyên của chuyên gia.

Với các thông tin sữa mẹ vắt ra để được bao lâu như trên, chúng tôi hi vọng các mẹ đã biết được cách bảo quản sữa cũng như các kiến thức hữu ích để cho bé bú sữa bình một cách tốt nhất. Chúc các mẹ thành công!

Xem thêm bài viết: Mách nhỏ mẹ cách hút được nhiều sữa ít nhất 500ml một cữ