Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh điếc cho trẻ em, trong đó những nguyên nhân cơ bản sau:

Do di truyền: Gen câm điếc nằm trên nhiễm sắc thể thường, di truyền do gen trội hay gen lặn đều có thể dẫn đến điếc.

Do nguyên nhân mắc phải khi người mẹ khi mang thai đã dùng thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid hoặc do tai biến khi sinh đẻ như sinh non, nhẹ cân, vàng da, nhiễm trùng tai, viêm màng não

Phát hiện sớm khắc phục trẻ bị cẩm

 

Theo số liệu thông kê của Bệnh viện Nhi trung ương nước ta hiện có gần nửa triệu người bị điếc, trong đó trẻ em chiếm 0,1% – 0,5%. Số trẻ em bị điếc ngày một gia tăng, ước tính mỗi năm có thêm 50.000 trẻ bị điếc. Vậy làm thế nào để nhận biết và ngăn chặn tình trạng này?

Khi được 5 tháng tuổi, thấy trẻ có các dấu hiệu như: Không phản ứng với tiếng động lớn đột ngột. Không bị đánh thức bởi tiếng ồn; Không xoay đầu theo hướng giọng nói của người thân; Không làm theo hoặc không hiểu các hướng dẫn của cha mẹ hay người thân thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện khoa tai mũi họng để kiểm tra mức ưđộ nghe.
– Trẻ dưới 8 tháng tuổi: Trẻ không giật mình khi nghe tiếng vỗ tay to từ khoảng cách 0,9 – 1,8m hoặc không có phản ứng gì trước tiếng nói của bạn.

– Từ 1 đến 1 tuổi rưỡi: Trẻ không sử dụng được một số từ đơn như bà, mẹ… hoặc không thể phân biệt các bộ phận khi được gợi ý.

– Với trẻ 2 tuổi: Trẻ không thể làm theo những yêu cầu đơn giản mà thiếu những gợi ý bằng hình ảnh, hành động hoặc không thể lặp lại các cụm từ.

– Với trẻ 3 tuổi: Trẻ không thể định hướng được nơi phát ra âm thanh hoặc không hiểu và không sử dụng được những từ như đơn giản.

Vì vậy, nghi ngờ trẻ bị điếc, nghe kém (nhất là trong dòng họ có nhiều người bị câm điếc), cha mẹ nên cho trẻ đi khám thính giác ở chuyên khoa tai mũi họng để được điều trị sớm. Khi trẻ phải nghe được thì mới có khả năng nói.