1- Lúc còn trẻ, vợ là người yêu
2- Lúc trưởng thành, vợ là người bạn đời
3- Lúc về già (sức tàn lực kiệt), vợ là người bảo mẫu. Chữ bảo mẫu hiểu theo nghĩa thực tế, hay hiểu theo nghĩa ẩn dụ đều đúng vì người ta bảo người già chẳng qua là đứa trẻ con nhiều tuổi : cũng đòi ăn ngon như trẻ con đòi bú, cũng thích được dỗ ngọt khéo chìu, cũng nay ốm mai đau khi trái gío giở trời, cũng có khi cần áp đặt bắt uống thuốc¦

Trên đời có cực khổ nào bằng nuôi con mọn, vậy cái gì khiến chị em kiên trì vai trò bảo mẫu với chồng con đến trọn đời !“ Đó là trái tim tận tâm của người phụ nữ. Nó là hòn đá tăng bảo đảm cho mái ấm gia đình luôn luôn bền vững.

Đi đôi với sự ngưỡng mộ và tin cậy trong tình yêu, còn có một nhân tố khác phân biệt tình yêu nữ giới với tình yêu nam giới. Đó là nhân tố mẫu tử (mẹ) được hiểu rằng sự bao la của nữ giới về đức tính tận tâm.

Người nữ giới cần được ngưỡng mộ để yêu, nhưng với chị em, yêu là dâng hiến hoàn toàn cho người mình yêu đạt được bằng nghị lực, bằng sự hy sinh, sự hoạt động, sự khôn khéo để đem lại hạnh phúc cho người ấy, để gieo vào lòng họ sự tự hào trong mắt thiên hạ và đức tin thiêng liêng hạnh phúc trời cho. Tình yêu đối với chị em là sự lôi cuốn đến với ai đó mà chị em cảm thấy mình hữu ích đối với họ. Vì người ấy và với người ấy, chị em có thể bộc lộ tất cả tấm lòng vị tha, nói đúng hơn là như người mẹ chăm sóc đứa con của mình.

Một nữ học giả viết : Tôi khó có thể chấp nhận tình yêu ngoài hôn nhân, một người đàn ông cảm động vì anh ta có được tất cả : cuộc đời, gương mặt, cử chỉ âu yếm và sự hiện diện hằng ngày. 

Niềm vui được sở hữu (chồng tôi, người yêu của tôi) cũng hiện hữu trong tâm hồn yêu thương của phụ nữ cũng như đàn ông nhưng với chị em, đó là sự sở hữu với đối tượng muốn gửi gắm. Tuỳ thuộc vào sự chăm sóc của mình và sung sướng đón nhận tâm hồn và trí tuệ của chị em qua đó chị em sẽ tự hào vì thấy sự dâng tặng được nở hoa.

Đối với phụ nữ, tình yêu là sự bảo hộ của một người khác và sự tận tâm trọn vẹn với người khác. Vì lẽ đó mà tình yêu có thể bù đắp cho người phụ nữ qua việc làm từ thiện đối với những kẻ bất hạnh, hoặc là qua sự chăm sóc mọi người trong gia đình, chị em cảm thấy thỏa lòng khi tận tâm với ai đó hoặc với công việc gì đó mà chị em gọi là tình yêu. Vì lẽ đó, người phụ nữ gãy cánh trong tình yêu thường trở thành nữ tu từ thiện hoặc nữ hộ lý, trong khi cùng một cảnh ngộ thì đàn ông lại tử tự .. hay tìm cách giải sầu hoặc nổi khùng lao theo vật sở hữu đánh mất.

Vì lẽ đó mà người phụ nữ thương yêu người bệnh, kẻ xấu số, tật nguyền, kẻ bần hàn sâu sắc hơn những người sung sướng không cần đến sự chăm sóc của chị em. Cũng như thế, chị em yêu thương đứa con ốm yếu hoặc tàn tật mà chị em phải nhọc công chăm sóc ngày đêm hơn đứa con khoẻ mạnh đáng hãnh diện và tự hào.

Cũng bởi tình yêu của phụ nữ là phiên bản của tình mẫu tử. Và tình mẫu tử có thể bổ túc cho chị em mọi sự yêu thương.

Cũng bởi với người phụ nữ, yêu là sự tận tâm trọn vẹn cho đối tượng; cảm giác ấy nảy sinh rất sớm từ trái tim và lan tỏa dễ dàng đối với mọi vật gần gũi và sẽ tồn tại mãi đến tuổi già, khi cơn khát mọi thú vui đã tắt.

Cũng bởi, với người phụ nữ, yêu là hết lòng với đối tượng yêu thương, là bảo bọc cho ai đó mà tình yêu mài sắc trí thông minh, giá trị tinh thần và tất cả những gì liên quan đến mục tiêu như một lợi ích thiết thân của chị em. Vì lẽ đó, tình yêu chi phối chị em vào mọi giờ khắc trong ngày, mọi phút giây trong mỗi giờ, và tất cả các ngày trong đời. Và cũng vì thế tình yêu làm giảm thiểu mọi cảm xúc khác, mọi ham muốn khác.

Vì lẽ đàn ông không giống như vậy. Bởi vì đàn ông tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình chứ không phải cho người mình yêu, mà tình yêu chỉ chi phối họ trong nhất thời, trong phút giây mỗi ngày, vài năm trong cả đời. Còn nữa : đàn ông cho dù say mê nhất cũng có thể quên phút người yêu ba phần tư thời gian mỗi ngày !

Vì lẽ, với phụ nữ tình yêu là sự tận tâm mà chị em gắn bó không mệt mỏi, từ những cảm xúc ban đầu với : cha, chồng, con cái, với những ai mà chị em gửi gắm tất cả tấm lòng hoặc vì họ mà chị em có thể (và trong thực tế) hy sinh. Cũng như người bảo mẫu dành cho đứa con nuôi không phải ruột thịt của mình một tình thương yêu cũng sâu sắc như thể cho đứa con máu thịt của mình. Chị em sẽ phát khóc lên khi phải xa lìa đứa trẻ mà mình đã kỳ công chăm sóc qua bao năm tháng còn hơn cả đứa con ruột mới sinh của mình !, và cả cuộc đời, chị em sẽ dành riêng cho đứa con nuôi ấy “ cho dù lớn lên nó xa cách bà trên trên đường đời hoặc vì đẳng cấp xã hội – một tình yêu say đắm chỉ vì một lẽ giản đơn : chị em đã ban tặng cho nó tất cả thời gian và mọi nỗi nhọc nhằn.