Ngã cầu cầu thang, giường võng, ban công,…

Ngã là một tai nạn thường gặp nhất ở trẻ em, có thể nói hầu như đứa trẻ nào trong đời cũng đã từng bị ngã từ một vài lần đến nhiều lần. Có trường hợp trẻ chỉ bị xây sát nhẹ ngoài da và không gây hậu quả gì nghiêm trọng, nhưng có trường hợp, trẻ bị chấn thương rất nặng nề dẫn đến tử vong. Trẻ nhỏ rất thích khám phá hoặc bắt chước người lớn, thích leo cầu thang, leo cửa sổ, thích trèo, đứng trên ghế hoặc đồ vật, bò hoặc chạy nhảy trên giường ngủ, đi ra ban công, chơi trên võng, vui chơi ở nơi trơn trợt… Nếu người lớn bất cẩn không trông coi trẻ đúng cách thì trẻ sẽ dễ gặp tai nạn ngã.

Bé leo cầu thang (Ảnh minh họa)

Với trẻ biết bò hay mới biết đi, thì giường ngủ cần phải có che chắn bảo vệ xung quanh, để tránh cho trẻ té từ trên giường xuống đất. Bạn có thể nhờ thợ gỗ đến đóng gỗ che chắn, hoặc tự chế bằng những ống nước dán keo hoặc lấy những khung sắt từ cái nôi sắt đế che chắn tại giường.

Đối với cầu thang thì bạn nhờ thợ mộc đến làm chắn cầu thang, hoặc mua bộ chắn cầu thang có sẵn về đóng. Thanh chắn ở ban công thì nên làm cao hơn đầu trẻ 6 tuổi, không có lỗ lớn để trẻ chui đầu ra. Sàn nhà vệ sinh hay phòng luôn khô, tránh ướt trơn trợt. Trong phòng nên để ít đồ, chỉ những đồ cần thiết, không để đồ chơi bừa bãi trên sàn nhà, trẻ có thể đạp vào vấp té. Trong trường hợp bạn nấu ăn cho trẻ, tốt nhất đừng để trẻ một mình trong phòng mà không có bạn, bạn có thể cho trẻ vào nôi sắt chơi, nôi sắt cách chỗ bạn nấu ăn khoảng 3m và trông tầm nhìn của bạn, trẻ sẽ cảm thấy an toàn vì luôn có mẹ kề bên

Chắn cầu thang, chặn cầu thang, chắn cầu thang an toàn cho Bé

Để có thể tham khảo và lắp đặt tại nhà mình bộ chắn cầu thang các bậc phụ hunh tham khảo tại đây:

Bỏng nước sôi, chảo nóng, pô xe,…

Bỏng ở trẻ em cũng là một tai nạn hay gặp tiếp theo. Theo khảo sát gần đây, số trường hợp nhập viện do bỏng thì có 50% những ca bỏng là trẻ dưới 5 tuổi, bé trai bị bỏng nhiều hơn bé gái và bỏng xuất hiện rải rác trong năm. Các ca bỏng thường xảy ra tại nhà, ở khu bếp từ 8 – 10 giờ sáng hoặc chập choạng tối do người lớn bất cẩn, vô ý để tác nhân gây bỏng như: nước sôi, dầu ăn, cháo nóng, bàn ủi, hóa chất, pô xe… trong tầm với của trẻ. Nguyên nhân hàng đầu gây bỏng ở trẻ nhỏ là nước nóng. Trẻ em chơi đùa tại chỗ bếp đang nấu hay nghịch lửa bếp ga, hột quẹt, khám phá thức ăn trong nồi đều có thể dễ bị bỏng. Vì thế không nên cho trẻ chơi đùa gần bếp. Bếp nên ở vị trí cao, đừng để dưới đất, khi nấu ăn không nên cho trẻ lẩn quẩn trong bếp. Nấu ăn xong, những món sôi nóng cần để xa và cao để tránh tầm tay của trẻ. Nhiều gia đình vì điều kiện khó khăn xài bếp gas mini để dưới đất thì cần rào thanh chắn xung quanh bếp gas này để tránh cho trẻ nghịch bếp gas.

Nuốt đồ chơi – đồ vật nh

Với những đồ chơi bằng mủ (nhựa) do Trung Quốc sản xuất thì chất lượng rất kém, dễ vỡ tạo những góc cạnh nhọn sắc gây đứt tay, hay chọc vào mắt gây chấn thương. Khi cho trẻ chơi, cần chú ý, đồ chơi bị nứt thì nên loại hẳn, đừng tiếc tiền mà có thể gây tật cho con. Những đồ chơi có pin tiểu nhỏ, cần chú ý vì trẻ có thể lấy pin nuốt hay nhét vào lỗ mũi. Những đồ chơi có nguồn gốc sản xuất rõ và có ghi lứa tuổi phù hợp, nên chọn những loại này phù hợp theo tuổi.

Tivi đừng treo trên tường, trẻ hiếu động có thể đu vào làm tivi rơi hoặc kệ ti vi yếu làm rơi tivi vào đầu trẻ. Các vật dụng như: dao, kéo, thớt cần treo trên cao, tránh tầm tay trẻ. Đã có trường hợp trẻ nghịch thớt và bị thớt rơi làm dập móng ngón chân.

Các tai nạn khác

Phòng đuối nước: bố mẹ phải thường xuyên kiểm soát trẻ khi trẻ đứng gần các hồ bơi, sông hồ.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến- Phó khoa Hồi sức cấp cứu BV Nhi đồng 1 cho biết, vừa tiếp nhận Hồ Thị Q. (4 tuổi, ở huyện Tánh Linh, Bình Thuận) từ tuyến dưới chuyển lên trong tình trạng hôn mê do ngộ độc thuốc xịt muỗi.

Theo người nhà bệnh nhi, thấy chai thuốc diệt côn trùng để trên bàn, Q. cứ tưởng đó là chai thuốc bổ liền cầm lên uống. Vài phút sau, cháu hôn mê, khó thở, co gồng người từng cơn, người nhà phát hiện đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu trước khi chuyển lên tuyến trên.

Hai ngày sau cứu sống Q., khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 1 lại tiếp nhận cháu Tr. V. Ng. (18 tháng tuổi, ngụ tại TPHCM), trong tình trạng khó thở, tím tái. Theo ghi nhận, trưa cùng ngày nhập viện, cháu Ng. đi chập chững trong nhà, mẹ lo nấu ăn nên không để ý. Đến khi không thấy cháu đâu, chạy đi tìm kiếm, gia đình mới phát hiện cháu ở trong nhà tắm, bị ngã vào xô nước đầy, chổng chân lên trời.

Cháu được vớt lên trong vòng 5 – 10 phút, tím tái, không thở được. Bác sĩ Minh Tiến cho biết, những trường hợp như vậy vẫn gặp như cơm bữa ở bệnh viện, tất cả đều do cha mẹ hay người giữ trẻ lơ đãng với trẻ.

Phòng nuốt vật nhỏ hay nhét vào mũi: để những vật nhỏ tránh xa tầm tay của trẻ và khuyến khích trẻ chơi trong một không gian mở, nơi mà bố mẹ có thể kiểm soát được bé.

Bác sĩ Trần Quang Vinh- Phó phòng Kế hoạch tổng hợp- BV Nhi đồng 2 cho biết, mỗi năm nơi đây tiếp nhận hơn 500 ca trẻ bị tai nạn thương tích và sinh hoạt, nhiều ca rất nguy kịch.

Khoa Cấp cứu bệnh viện này mới đây tiếp nhận cháu Trần K.S. (2 tuổi, ngụ Vũng Tàu) nuốt phải chiếc đinh sắt. Bác sĩ chụp X-quang phát hiện giữa ngực cháu có một cây đinh dài 3 cm, buộc phải dùng thủ thuật đẩy cây đinh di chuyển xuống bụng rồi đưa ra ngoài.

Phòng kẹt ngón tay: không để bé đùa nghịch xung quanh cửa. Lắp đặt những miếng xốp vào khe cửa, để cửa không tự đóng vào.

Phòng tai nạn giao thông: khi chở trẻ nhỏ lưu thông trên đường, cần thắt dây an toàn, che chắn cẩn thận, lưu thông với tốc độ vừa, không uống rượu khi lưu thông.

Phòng tai nạn thang cuốn ở siêu th: ba mẹ nên bế trẻ nhỏ khi đi thang cuốn, đừng để trẻ tự đi vì khi có chuyện xảy xa thì không kịp xử lý.

Cuối cùng, bạn cần nhớ một điều là:

“Trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chămsóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi”.

http://www.shoptretho.com.vn/chan-chan-cau-thang-lvn-product-c2010112852081.aspx