Đối với gia đình Việt Nam thì hình ảnh em bé đang nằm ngủ ôm chiếc bình sữa để ti là điều rất quen thuộc, tuy nhiên các mẹ có biết rằng nếu điều này xảy ra thường xuyên sẽ gây nên những tác hại khôn lường mà mẹ chưa biết? đặc biệt là với mẹ sinh con đầu lòng.

Bé bú bình và nguy cơ sâu răng

Với các bé đã mọc răng, thì tuyệt đối không nên bú sữa trong lúc ngủ, việc cho bé bú sữa bột bằng bình hoặc ngậm trong lúc ngủ sẽ làm bé bị sâu răng nhiều hơn do các mãng bám của sữa bám vào răng. Nghiêm trọng hơn bé có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc cần phải gặp bác sỹ để nhổ bỏ. Với các bé lớn mẹ nên hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ trước khi đi ngủ nhé.

Bé bú bình và nguy cơ sặc

Tốt nhất là bé cho uống sữa xong hãy đi ngủ các mẹ nhé, vì trong quá trình bé ngủ bé ti bình sẽ rất hay bị sặc sữa. Đối với bé sơ sinh điều này là rất nguy hiểm bởi có thể gây nên tử vong.

Bé bú bình và nguy cơ nhiễm trùng tai

Bé vừa nằm vừa bú bình, có thể lượng sữa sẽ chảy vào tai gây nên hiện tượng viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng nếu mẹ không biết để vệ sinh kịp thời. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính giác của bé sau này.

Bé bú bình và nguy cơ viêm phổi

Vì việc bú bình khi nằm sẽ tạo đà cho không khí đi vào phổi dễ dàng. Vì thế bé rất dễ mắc phải bệnh viêm phổi và liên quan đến đường hô hấp khi nằm ngủ bú bình. 

Bé bú bình và nguy cơ ngứa da

Khi  bé bú bình trong lúc ngủ sẽ là lúc bé không ý thức được việc ti bình, sữa sẽ chảy ra rơi xung quanh vùng má và cổ cho bé, nếu mẹ không kịp thời vệ sinh hoặc không biết để vệ sinh, có thể sẽ gây nên dị ứng da ở trẻ, làm cho bé cảm giác ướt át, khó chịu và sinh ra cáu gắt.

Vì sức khỏe của con, bố mẹ tuyệt đối không để con bú sữa trong lúc ngủ nhé.

Hãy cho con bú bình đúng cách như sau:

Cho con bú trong lúc con tỉnh táo, đang thức. Nếu con buồn ngủ, gật gù mẹ cũng không nên cho con bú nhé.

Một tay giữ bình, một tay nâng đầu bé cao hơn thân. Bé bú bình trong tư thế nằm ngửa để bé uống được ngon và dễ dàng.

Nên kiểm tra xem lượng sữa ở trong bình chảy ra có đều không, có nhanh hơn hay chậm hơn nhịp bú của con không để điều chỉnh.

Cho con bú trong lúc sữa đang còn ấm để giúp con ăn ngon miệng hơn. Không để sữa nguội lạnh các mẹ nhé.

Ngoài ra các mẹ có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ cho quá trình bé bú bình như: Máy hâm sữa, máy tiệt trùng bình sữa và các loại dụng cụ vệ sinh khác.