1. Tình hình chung của dịch tay chân miệng

Dịch chân tay miệng được Bộ Y Tế khuyến cáo là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh do nhóm virus Enterovirus gây ra. Đường lây truyền chính của virus là qua tiếp xúc với mầm bệnh, qua đường tiêu hóa nên dễ thành dịch lan rộng. Tính đến tháng 10, có tới gần 62 nghìn ca nhiễm bệnh ở trẻ em, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong. Tình trạng dịch đang vô cùng khẩn cấp.

Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu xuất hiện nhiều vào các tháng: từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Hiện nay đang là đợt cao điểm dịch bùng phát. Có thể nói những thông tin về dịch bệnh này cần được nắm rõ để khi cho bé ra ngoài chơi một cách an toàn nhất.

Dấu hiệu nhận biết trẻ nhiễm bệnh:

Ban đầu, trẻ xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng giống bệnh cúm như mệt mỏi, đau cổ họng, chảy nước dãi, sốt nhẹ, không chịu ăn, quấy khóc bất thường. Sau 2 đến 3 ngày, trẻ sẽ có các dấu hiệu nhiễm bệnh như sốt cao không hạ, đau họng, xuất hiện các tổn thương niêm mạc vùng miệng, ngoài da dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông và đầu gối. Các phỏng nước này sẽ vỡ ra gây đau đớn cho trẻ. Tình trạng này sẽ hết trong 1 đến 2 tuần. Đây là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm cho bé và đây là một trong những dấu hiệu cần phải phát hiện sớm…

Biểu hiện bên ngoài của bệnh tay chân miệng

Dịch bệnh tay chân miệng hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh hay thuốc đặc trị nên gia đình cần đặc biệt chú ý. Những biểu hiện của bé sau khi đưa bé ra ngoài chơi cần chú ý nếu gặp các dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe cần đi kiểm tra ngay. Hầu hết các trường hợp bệnh đều khỏi nhưng có những trường hợp nặng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp,…thậm chí dẫn đến tử vong nên vô cùng nguy hiềm.

Tuy dịch đang ở mùa cao điểm nhưng không nên để trẻ ở nhà mãi, trẻ vẫn cần được vận động, khám phá và tìm hiểu. Gia đình cần lưu ý vấn đề vệ sinh và không gian vận động để trẻ được vui chơi an toàn trước mùa dịch bệnh.

2. Lưu ý khi đưa bé ra ngoài chơi trong mùa dịch tay chân miệng

– Không nên đưa trẻ đến chơi những nơi quá đông người, không gian trong nhà kín có thể truyền nhiễm dịch bệnh như công viên, khu vui chơi trong nhà. Khi ở những khu vực đông người, mẹ sẽ rất khó kiểm soát phạm vi tiếp xúc của con. Ở những nơi này, người lớn và trẻ em sử dụng chung đồ chơi và vật dụng không được tiệt trùng. Điều này khiến bệnh dịch lây lan một cách dễ dàng và mất kiểm soát trong cộng đồng.

Không nên đưa trẻ đến những khu vui chơi đông người trong mùa dịch

– Không để trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đây là bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc nên các mẹ cần tránh cho con mình tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. 

– Nên cho trẻ vui chơi ở những nơi có không gian thoáng mát, sạch sẽ và lượng người vừa phải, dễ quan sát và quản lý trẻ. Các mẹ có thể đưa trẻ đi dã ngoại ngoài thiên nhiên tuy nhiên luôn nhớ giữ vệ sinh cho trẻ.

Đưa bé ra ngoài chơi nên có không gian thoáng

– Khi đưa trẻ đi ăn bên ngoài, nên đến những quán sạch sẽ và chất lượng đồ ăn đảm bảo, có thương hiệu và uy tín. Thực hiện ăn chín uống sôi, tránh ăn các đồ sống hoặc tái, rau củ sống vì có thể chứa mầm mống gây bệnh.

– Chuẩn bị các đồ có thể vệ sinh tại chỗ như nước muối sinh lý, nước rửa tay khô, khăn ướt hoặc khăn vải sạch. Những đồ này có thể tiện vệ sinh cho bé khi chẳng may bé bị dính bẩn khi vui chơi, khử trùng an toàn tạm thời cho bé.

Bạn có thể chọn mua khăn giấy ướt qua link: https://shoptretho.com.vn/danh-muc/khan-uot-giay-uot

Sau khi kết thúc chuyến đi, trở về nhà, các mẹ cần lưu ý các biện pháp khử trùng, vệ sinh cho bé và bản thân trước khi tiếp xúc với các đồ vật trong nhà, tránh vi trùng, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và gây bệnh.

3. Cách vệ sinh cho bé khi kết thúc chuyến đi

– Sau khi về, trẻ cần được vệ sinh thân thể, tay chân bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước chảy liên tục đến khi sạch. Ngay cả người lớn khi đi về cũng nên làm những thao tác vệ sinh này để đảm bảo sạch sẽ khi chăm sóc bé.

Khi đưa bé ra ngoài chơi hãy rửa tay bằng dung dịch rửa tay cho trẻ em

– Lau rửa đồ chơi, dụng cụ học tập, sàn nhà, nhà vệ sinh bằng dung dịch tẩy rửa để đảm bảo trẻ an toàn trước dịch bệnh. Các mẹ có thể tìm mua dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% để vệ sinh nhà cửa. Dung dịch này bay mùi nhanh, hay được sử dụng để khử khuẩn tại các trường mầm non nên các mẹ có thể yên tâm sử dụng tại nhà. Trong lúc khử trùng, nên đưa các bé đến khu vực khác để tránh hít phải mùi nước khử trùng. Các bạn đưa bé ra ngoài chơi về nhà khi mà đã bay đỡ mùi.

Giúp bé xoa hai tay vào nhau để lên bọt và diệt khuẩn

– Lựa chọn thực phẩm sạch, thực hiện ăn chín uống sôi. Dụng cụ ăn uống như bát, thìa, dĩa, bình uống, bình sữa nên được khử trùng bằng nước sôi. Các mẹ có thể ngâm nước sôi với các dụng cụ bằng nhựa và đun sôi với các dụng cụ bằng kim loại, inox. Sử dụng bát đũa riêng cho bé, không dùng chung với người lớn. Vi khuẩn có thể không gây ảnh hưởng đến các mẹ tuy nhiên đối với bé thì khác, các mẹ nhớ càng cẩn thận càng tốt nhé. Do đây là một bệnh dễ lây lan qua các bé nhỏ do tiếp xúc khá nhiều với các mầm bệnh, nên hãy giữ bé ăn uống một cách tốt nhất khi đưa bé ra ngoài chơi. 

Để bé rửa tay dưới vòi nước chảy liên tục đến khi sạch

– Nếu không may bé có hiện tượng quấy khóc bất thường, sốt nhẹ các mẹ cần theo dõi chặt. Khi có các biểu hiện như loét miệng, đau họng, biếng ăn, xuất hiện các nốt mọng nước ở khu vực quanh miệng, 2 má, bàn chân và bàn tay thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ của mẹ TuTu về cách giữ an toàn cho trẻ khi đưa trẻ ra ngoài chơi trong mùa dịch bệnh tay chân miệng. Chúc các mẹ cùng các con vượt qua mùa dịch bệnh an toàn và khỏe mạnh. Hẹn gặp mọi người ở những bài chia sẻ sau.