• Luôn giữ rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể.
  • Luôn luôn rửa tay trước khi chăm sóc rốn của trẻ. Việc chưa rửa tay của bạn có thể mang tới những vi trùng có hại xâm nhập vào rốn của trẻ đấy.
  • Trước khi cuống rốn khô và rụng khỏi rốn, bạn hãy chú ý giữ tã của bé che hờ phần rốn và bụng để tránh bất cứ điều gì có thể va chạm tới phần rốn. Mỗi khi bạn thay một tã mới, gấp tã ở phía trên để đảm bảo rằng rốn không bị trầy xước da và lưu thông không khí.
  • Để giữ cho cuống rốn khô bạn có thể phải khá cẩn trọng khi tắm cho trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không ngâm cuống rốn của trẻ trong khi tắm cho đến khi cuống rốn đã rụng và khô.
  • Làm sạch vùng bụng và vùng rốn của trẻ ít nhất một lần/ ngày. Để làm sạch nhẹ nhàng vùng rốn của trẻ, bạn nên sử dụng tăm bông được nhúng vào nước lạnh đun sôi và nhẹ nhàng vỗ nhẹ khu vực này. Điều này sẽ giúp rốn khô nhanh chóng và giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đừng quên lau khô khu vực rốn và xung quanh rốn với một miếng gạc sau khi làm sạch rốn. Bạn tuyệt đối tránh sử dụng bông gòn vì những sợi từ bông gòn thường dính vào rốn và có thể gặp khó khăn để lấy ra, gây các biến chứng khác cho rốn.
  • Không sử dụng nước thơm, dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé.
  • Khoảng 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có tái chảy máu hoặc nhiễm trùng, hay có bất cứ bất thường nào bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nhé.
  • Khi bị rơi rụng, một số rốn của trẻ có hiện tượng chảy máu. Điều này khiến cha mẹ trẻ không khỏi lo lắng nhưng đôi khi đây là hiện tượng bình thường. Nó có thể mất 5-10 ngày để chữa trị và chăm sóc cho khu vực này sau khi rốn đã rụng.

Đưa trẻ đến thăm khám bác sỹ nếu:

  • Rốn của trẻ tiết ra bất kỳ chất lỏng có mùi thơm
  • Rốn tiết ra bất kỳ chất lỏng có mùi hôi.
  • Da xung quanh vùng rốn của trẻ bị viêm nhiễm.
  • Nếu trẻ bị sốt.
  •