Bước 1: Đổ nước mới vào ấm và đun sôi nước.

Bước này tưởng chừng rất đơn giản, nhưng thực sự mẹ phải để ý nhé. Mẹ pha sữa cho bé tuyệt đối không sử dụng nước đã đun sôi để nguội trong thời gian lâu. Mà sử dụng nước lã đun sôi để pha cho bé uống. Ngay cả hộp sữa khi mở nắp ra là đã có nguy cơ nhiễm khuẩn, vì vậy sữa bóc hộp chỉ sử dụng trong vòng 1 tháng. Quá thời gian này mẹ không được cho bé uống.

Để giảm nguy cơ bé bị nhiễm khuẩn, mẹ chỉ được pha sữa cho bé bằng nước đã được đun sôi kỹ. Nhưng không để nguội trong phích quá thời gian là 30 phút. Nhiệt độ pha sữa chính xác từ 40 đến 70 độ C, một số sữa của Nhật như sữa Glico có thể pha ở nhiệt độ 70 (tùy theo từng số)…vì vậy tất cả cách pha và nhiệt độ pha mẹ phải làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.

Nước pha sữa cho bé phải là loại nước sạch, có hàm lượng Flo thấp hơn 7mg/lít. Nếu hàm lượng flo quá cao mẹ tuyệt đối không sử dụng mà phải mua nước đóng chai riêng để đun sôi pha cho bé nhé.

Bước 2: Đảm bảo khu vực pha sữa của bé sạch sẽ là điều mẹ phải đặt lên hằng đầu, mặt bếp, bàn bếp…phải luôn được vệ sinh, nếu để bẩn sẽ làm cho vi khuẩn có hại phát triển và xâm nhập

Bước 3: Tiệt trùng dụng cụ pha sữa.

Với bình sữa và một số dụng cụ liên quan khác như: núm ty và thìa pha sữa cần phải tiệt trùng sạch sẽ khi pha. Mẹ sử dụng cây cọ rửa bình sữa và nước rửa bình sữa cho bé để rửa sạch sau đó tiệt trùng trong vòng từ 3 đến 5 phút. Có thể tiệt trùng bằng nước sôi hoặc bằng máy tiệt trùng bình sữa riêng.

Bước 4: Rửa sạch tay trước khi pha sữa.

Tay của mẹ khi pha sữa cho con phải luôn đảm bảo sạch sẽ, vì hệ miễn dịch con còn yếu, nếu không cẩn thận các khâu có thể bé sẽ bị gây bệnh.

Bước 5: Đặt bình sữa lên bề mặt bàn một cách chắc chắn và chuẩn bị bước pha sữa tiếp theo.

Bước 6: Mẹ lưu ý các loại núm ty và nắp đậy bình sữa để trong hộp tiệt trùng, không cho 2 loại này đặt ở mặt bàn hoặc mặt bếp các mẹ nhé.

Bước 7: Pha sữa cho bé theo công thức như sau: mẹ cho nước vào bình trước, rồi cho sữa sau.

Nhiệt độ pha sữa và lượng nước, lượng sữa phải tương ứng với những thông tin mà nhà sản xuất đưa ra, sử dụng thìa lấy sữa bằng thìa đã có sẵn trong hộp, bằng thìa gạt các mẹ nhé. Nếu pha không đúng liều lượng có thể bé bị táo bón hoặc là dẫn đến suy thận ở trẻ. Hãy cho nước vào bình trước rồi mới cho sữa vào pha các mẹ nhé.

Bước 8: Lắp nắp bình sữa an toàn bên trong (nếu có) và núm ti thật chặt, chắc chắn để tránh bị rơi rớt.

Bước 9: Dùng nắp bình sữa đậy bình và lắc đều. Chú ý lắc bình sữa theo chiều xoay tròn, không lắc theo kiểu thẳng đứng.

Bước 10 : Sau khi pha xong mẹ chờ cho sữa nguội hơn 1 chút rồi cho bé uống, không cho bé uống ngay sợ bé bị bỏng. Mẹ có thể sử dụng bằng phương pháp thử qua mu bàn tay xem nhiệt độ sữa như thế nào rồi hãy cho bé uống nhé.

Bước 11: Hãy lau khô bình sữa bên ngoài bằng khăn sạch để bình khô ráo, bé cầm không trơn trượt.

Bước 12: Cho trẻ bú sữa.

Bước 13: Nếu bé không uống hết mẹ không nên để lại cho bé uống lần sau nhé. Tốt nhất mẹ nên căn lượng thức ăn hằng ngày của bé để pha chuẩn, không để thừa. Như thế sẽ không bị lãng phí và bé uống cũng an toàn hơn, đảm bảo sức khỏe hơn.