Tiếng khóc chào đời của con yêu là khoảnh khắc đánh dấu hành trình “vượt cạn” của mẹ bầu đã kết thúc. Để đến với thời điểm ngọt ngào, hạnh phúc ấy, mẹ bầu đã phải trải qua hàng loạt những cột mốc quan trọng của thai kì. Trong đó không thể không kể đến tuần thai thứ 14 – khởi đầu của kì tam cá nguyệt thứ 2. Vậy giai đoạn này thai nhi có kích thước như thế nào? Chức năng cơ thể ra sao? Bé đã biết làm gì trong bụng mẹ?

Kích thước của thai nhi 14 tuần tuổi

Bước vào tuần thai thứ 14, “thiên thần nhỏ” của bạn sẽ có kích thước xấp xỉ một quả chanh, bé nặng từ 43 – 50 gam, chiều dài từ đầu đến mông của thai nhi 14 tuần rơi vào khoảng 9 cm. Để bé có thể đạt được các chỉ số phát triển tiêu chuẩn như trên, mẹ bầu cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý.

Thai nhi 14 tuần có kích thước tương tự như 1 quả chanh

Trong giai đoạn quan trọng này, mẹ bầu cần xây dựng khẩu phần ăn cân bằng, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm và sắt. Nếu mẹ bầu ăn uống thiếu chất, luôn trong trạng thái stress, lo âu và phải lao động quá sức, em bé sẽ rất dễ rơi vào tình trạng chậm phát triển.

Ngược lại, nếu mẹ bầu được ”bồi bổ” quá nhiều lại lười vận động, triệu chứng tiểu đường thai kì sẽ xuất hiện và khiến thai nhi trong bụng phát triển quá mức.

Các chỉ số về cân nặng và kích thước của thai nhi 14 tuần nếu quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trí tuệ và sự phát triển của trẻ sau này. Do đó, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý, thường xuyên đi siêu âm để có thể nắm bắt và kiểm soát được thể trạng của trẻ.

Chức năng các bộ phận trong cơ thể bé khi thai nhi 14 tuần

Thai nhi tuần thứ 14, các bộ phận cơ thể của bé đã gần như hoàn thiện:

Thai nhi 14 tuần chân tay đã bắt đầu dài ra

  • Tay và chân của bé đã dài hơn ra để cân đối với cơ thể. Sự phát triển này giúp bé có thể cử động tất cả các khớp và thực hiện việc cầm nắm một cách dễ dàng.
  • Mắt của bé cũng đang dần hoàn thiện, bé có thể cảm nhận được luồng ánh sáng xuyên qua thành bụng của mẹ, dù mí mắt vẫn nhắm chặt.
  • Phần cổ của bé đã hình thành, đầu không còn dính liền với 2 vai như trước nữa. Bé có thể cứng cáp hơn một xíu và vận động dễ dàng hơn.
  • Trong giai đoạn thai nhi 14 tuần, bé cũng đã bắt đầu mọc tóc và lông tơ. Những chiếc lông bao phủ khắp mặt, tay, chân tạo thành một màng chắn giúp bảo vệ bé khỏi một số tác động tiêu cực.
  •  Thai nhi tuần thứ 14, khi đi siêu âm, bạn đã có thể nghe được nhịp tim của bé một cách rõ ràng. Đây là thời điểm mà trái tim bé nhỏ ấy đang ”tăng tốc” để hoàn thiện. Trong một ngày, tim của bé có khả năng bơm được 25 lít máu /ngày và sẽ tăng dần lên theo số tăng của tuần thai.

Hình ảnh thai nhi 14 tuần

  • Thận của bé cũng dần hoàn thiện hơn, giúp bé lọc và bài tiết nước tiểu vào túi ối.
  • Gan của bé đã bắt đầu có thể sản xuất ra mật, lá lách phát triển lọc được các tế bào hồng cầu già.
  • Sự phát triển nhanh chóng của các cơ và giây thần kinh giúp bé vận động linh hoạt, đa dạng hơn và bước đầu có những phản xạ cơ bản.
  • Thai nhi 14 tuần tuổi là thời điểm mẹ có thể xác định được giới tính của bé do bộ phận sinh dục đã gần như hoàn thiện. Nếu em bé mang giới tính nữ thì buồn trứng sẽ di chuyển dần xuống vùng xương chậu. Nếu em bé mang giới tính nam thì tuyến tiền liệt sẽ hình thành.

Thai nhi tuần 14 có thể làm gì trong bụng mẹ?

Thai nhi 14 tuần tuổi đã biết mút tay

  • Thai nhi tuần thứ 14 có thể mở miệng, thở và nuốt nước ối.
  • Thai nhi 14 tuần tuổi có thể di chuyển và đạp nhẹ vào thành bụng của mẹ. Tuy nhiên, hầu hết các hành động này mẹ sẽ vẫn chưa cảm nhận được.
  • Bé biết mút tay, nắm lấy dây rốn và tự buông ra khi lượng máu lưu thông bị hạn chế.
  • Thai nhi 14 tuần tuổi đã biết ”tè dầm” vào túi ối.
  • Bé có thể cử động các cơ mặt như: nhăn mày, lo lắng, cau có, giận giữ,…

Vào thời điểm mang thai 3 tháng giữa, mẹ đã không còn lo lắng nhiều về vấn đề sảy thai như trước, tuy nhiên mẹ bầu 14 tuần vẫn nên hoạt động nhẹ nhàng thôi nhé. Các động tác Yoga đơn giản có thể giúp mẹ dễ ngủ và dễ thở mẹ nên tập đều đặn.

Chế độ ăn uống trong khoảng thời gian này cũng đã bắt đầu tăng đáng kể rồi, các mẹ nên chia làm 6 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính để đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng mà không bị tình trạng căng bụng nhé.

Trên đây, là một số thông tin về thai nhi 14 tuần tuổi. Hi vọng rằng, bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Xem thêm: Sự thay đổi rõ rệt của thai nhi 13 tuần mẹ đã biết