Nhiệt độ của trẻ sơ sinh là yếu tố phản ánh tình trạng bệnh lý

Nhiệt độ của trẻ sơ sinh bình thường là bao nhiêu?

Với trẻ sơ sinh, thân nhiệt thường nhỏ hơn người lớn từ 1 – 1.5 độ C. Ngoài nhiệt kế thủy ngân các bà mẹ hay dùng còn có các loại nhiệt kế chuyên dụng khác được các bà mẹ sử dụng để đo nhiệt độ cho bé. Tuy nhiên, dù mẹ đo thân nhiệt cho bé bằng cách nào, nhiệt độ trung bình của bé ở khoảng 36.5 – 37.5 độ C được coi là bình thường.
Mỗi vị trí đo thân nhiệt sẽ cho một kết quả khác nhau. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra khoảng nhiệt ở mỗi vị trí như sau:
  • Đo ở nách: 34.7 – 37.3 độ C.
  • Đo ở mông (hậu môn): 35.5 – 37.5 độ C.
  • Đo ở tai: 35.8 – 37.8 độ C.
  • Đo ở miệng: 35.5 – 37.5 độ C.
Thông thường, các mẹ hay đo nhiệt độ cho trẻ ở nách. Nhưng cách làm này khó phản ánh đúng nhiệt độ của trẻ sơ sinh bởi thời gian kẹp nách không đủ và không đảm bảo nhiệt kế bị dịch chuyển trong quá trình đo nhiệt độ. Bởi vậy, vị trí chuyên gia khuyên dùng là mông trẻ, đặc biệt với những trẻ dưới 3 tháng tuổi. Còn đối với trẻ 4 – 5 tuổi cách đo ở tai và miệng mới an toàn.
Khoảng nhiệt độ an toàn của trẻ là từ 36.5 – 37.5 độ C nên nếu bé có thân nhiệt nằm ngoài khoảng này thì mẹ bé phải lưu ý nha.
Các mẹ tham khảo tại đây một số loại nhiệt kế đo nhiệt độ trẻ tốt nhất hiện nay:

Nhiệt độ của trẻ sơ sinh bao nhiêu là bị sốt?

Nhiệt độ của trẻ sơ sinh rất dễ biến đổi bởi các tác động của môi trường. Chỉ một sự thay đổi nhỏ thôi cũng khiến đề kháng và sức khỏe của bé xấu đi. Bởi vậy, các bà mẹ cần đặc biệt chú ý tới thân nhiệt trẻ và việc biết bao nhiêu độ thì trẻ bị sốt rất quan trọng.
Nhiệt độ của trẻ sơ sinh lên 38.8 độ là sốt cao
  • Từ 37.5 – 38 độ C: trẻ bị sốt nhẹ.
  • Từ 38 – 39 độ C: trẻ đã sốt cao.
  • Từ 40 độ C trở lên và đi kèm co giật, mẹ bé cần đưa bé tới bác sĩ ngay để giải quyết kịp thời.
Trẻ bị hạ thân nhiệt là như thế nào?
Ngoài việc bị sốt nóng thì việc nhiệt độ của trẻ sơ sinh bị hạ thấp cũng nguy hiểm không kém, thậm chí còn có thể gây tử vong nếu mẹ không phát hiện và xử lý kịp thời. Một số dấu hiệu bên ngoài để mẹ nhận biết bé có bị hạ thân nhiệt hay không:
  • Mệt mỏi, khó chịu, kêu khóc.
  • Nhiệt độ giảm dưới 36 độ C (đo bằng nhiệt kế).
  • Bàn tay, bàn chân lạnh, tím tái.
  • Khó thở, trẻ bị choáng váng, chóng mặt.
Nguy hiểm hơn:
  • Dưới 34 độ C: trẻ ngừng thở.
  • Dưới 28 độ C: trẻ bị hôn mê, giãn đồng tử, mất phản xạ với ánh sáng.
Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bên trên thì mẹ bé phải nhanh chóng xử lý ngay, tránh để thân nhiệt của trẻ giảm sâu xuống nữa.

Khi nhiệt độ của trẻ sơ sinh biến đổi, mẹ nên làm gì?

Một sự thay đổi nhỏ của con cũng làm mẹ lo lắng. Nếu để ý trẻ liên tục, bạn sẽ nhận biết được ngay những dấu hiệu nhỏ của việc thân nhiệt bé biến đổi. Nếu cảm thấy chân tay bé lạnh, run thì có thể trẻ đã bị hạ thân nhiệt. Ngược lại, mẹ thấy bé đổ mồ hôi nhiều, môi đỏ và khô, bé đã bị sốt. Để chắc chắn hơn, mẹ hãy dùng nhiệt kế để xác định chính xác nhiệt độ và mức nguy hiểm của thân nhiệt biến đổi.
Một số cách sơ cứu nếu bé bị nóng:
  • Dùng khăn mát lau người cho trẻ, dùng tất ngâm nước lạnh rồi quấn qua mắt cá chân, cứ 2 phút lại bỏ ra rồi ngâm nước lại cho tới khi thân nhiệt bé trở lại bình thường.
Lau người cho trẻ để hạ sốt tốt nhất
  • Cởi bớt quần áo bé.
  • Cho bé uống nước để giảm thân nhiệt từ bên trong.
Nếu bé đã bị sốt, mẹ có thể dùng một số phương pháp dân gian sau để hạ sốt:
  • Chanh tươi: Cắt chanh thành các lát mỏng, đắp lên trán, sống lưng, khuỷu tay, chân trẻ. Sau 2 phút, lau người bằng nước ấm. Cách này vừa hạ nhiệt độ của trẻ sơ sinh nhanh vừa an toàn cho trẻ nhỏ.
  • Khoai tây: Cắt lát mỏng rồi ngâm giấm trong vòng 10 phút. Đắp lên trán trẻ kèm một chiếc khăn mỏng ở trên. Sau 15 – 20 phút rồi lau lại bằng nước ấm.
  • Với những trẻ bắt đầu mọc răng rất dễ sốt, hãy dùng ngay một miếng dưa leo cho bé ngậm để vừa hạ sốt, vừa đỡ gây khó chịu cho trẻ.
  • Với những trẻ trên 12 tháng có thể dùng nước gừng pha một chút mật ong để hạ thân nhiệt ngay lúc đó, vừa an toàn lại đem lại hiệu quả cao.
Ngược lại, nếu trẻ bị lạnh, mẹ nên áp dụng một số cách sau:
  • Tăng nhiệt độ phòng lên một chút.
  • Đắp chăn, quấn tã cho trẻ.
  • Nhanh chóng thay đồ cho trẻ nếu phát hiện trẻ bị ướt.
  • Để tránh bị lạnh mẹ nên cho trẻ mặc nhiều lớp áo thay vì mặc một chiếc áo dày.
Nói chung, tất cả các cách trên đều là những kinh nghiệm quý báu được đúc kết từ quá trình chăm sóc trẻ của các bà mẹ. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ của trẻ sơ sinh vẫn không có dấu hiệu cân bằng trở lại, hãy đưa trẻ tới bệnh viện ngay nhé. Chúng ta đều là những bà mẹ hiểu biết và muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con, phải không nào?