Trẻ bị dị ứng thuốc nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây hậu quả khó lường.
Không phải bất cứ trường hợp dị ứng thuốc ở trẻ nào cũng khiến trẻ có phản ứng ngay. Vài trường hợp trẻ không thấy có dấu hiệu lạ sau khi dùng thuốc mà phải một thời gian sau mới biết, đó chính là thời gian “ủ bệnh”. Thông thường, thời gian này là khoảng từ 8 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu lần thứ 2 bạn vẫn cho bé dùng loại thuốc đó thì phản ứng sẽ xảy ra trong vòng 24 tiếng. Ngay cả trong trường hợp sau một thời gian dài bạn mới cho trẻ dùng lại thuốc thì tình trạng phản ứng thuốc thế này vẫn xảy ra.
Nguyên nhân gây ra dị ứng thuốc ở trẻ em thường có 3 loại:
– Thuốc kháng viêm, thuốc chống sốt có chứa aspirin.
– Kháng sinh penicillin.
– Các loại vắc xin.
Trẻ bị phản ứng thuốc thường có những dấu hiệu sau:
1. Nổi ban đỏ
Loại ban này thường có màu đỏ tươi hoặc tím bầm, có mủ ở đầu nốt ban.
2. Nổi ban có màu hồng tươi
Các nốt ban này thường xuất hiện với mật độ dày, nốt sần giống như bị sởi. Trẻ khi bị dị dứng thuốc nổi loại ban này thường kèm theo biểu hiện sốt nhẹ. Kiểu dị ứng thuốc này thường là do nguyên nhân sử dụng pennicillin.
3. Nổi mề đay
Mề đay nổi nhiều với mật độ và kích cỡ không giống nhau. Trẻ bị nổi mề đay thường có biểu hiện ngứa đi kèm với sốt nhẹ, đau khớp, đau bụng và một số triệu chứng khác. Loại dị ứng này có thể xuất hiện do phản ứng với vắc xin chống uống ván, hay sởi.
4. Nổi mụn nước
Đây là một trong những kiểu phản ứng thuốc nghiêm trọng nhất ở trẻ nhỏ. Trẻ bị dị ứng thuốc khi có biểu hiện này thường rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến tử vong.
Trẻ bị dị ứng nổi nốt ban có màu xanh, nâu đỏ, màu đen với kích thước nhỏ và phát triển ngày một lớn. Sau từ 1 – 2 ngày sẽ lan ra toàn cơ thể, xuất hiện đi kèm với mụn nước và có triệu chứng sốt cao, hôn mê, nhịp tim đập nhanh gây tổn thương tới nội tạng và một số bộ phận khác.
Điều trị phản ứng thuốc kiểu này cần phải đưa trẻ tới ngay bệnh viện, không tự ý chữa cho trẻ vì có thể gây nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là khiến trẻ tử vong.