Những lưu ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm
– Lúc bắt đầu cho bé ăn bột, bạn hãy chọn thời gian bé thoải mái nhất, thường là buổi sáng. Qua đó, bạn sẽ biết được bé có xuất hiện dấu hiệu dị ứng hoặc bất dung nạp thực phẩm hay không?
– Nên cho bé thử thìa bột ăn dặm lúa gạo (rice) trước. Khoảng 3-5 ngày sau, bạn có thể chuyển sang vị khác. Điều này giúp mẹ nhận biết bé có bị dị ứng với loại bột nào, còn kịp thời xử lý.
– Bắt đầu cho bé làm quen với bột gạo (rice cereal) vì nó ít gây dị ứng nhất. Những loại ngũ cốc khác như yến mạch (oat cereal) có thể cho bé thử sau 3-5 ngày, khi bé chắc chắn tiêu hóa tốt ngũ cốc lúa gạo.
– Chỉ nên cho bé thử một loại thức ăn mới ở một thời điểm, tốt nhất là buổi sáng. Sau đó, cha mẹ sẽ dễ dàng xem xét dấu hiệu dị ứng của con.
– Pha bột cho bé theo đúng chỉ dẫn có trên bao bì.
– Tùy loại bột bạn chọn, bạn có thể pha bột với nước, sữa mẹ hoặc sữa công thức chứa sắt.
– Lần đầu tiên, bạn thử pha một thìa bột ăn dặm với 3-4 thìa nước đun sôi, để ấm, thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức (nếu cần). Trộn đều bát bột thành hỗn hợp mềm, chảy nước.
– Nên chọn thìa mỏng, mềm khi cho bé ăn bột.
– Cho bé ăn với khẩu phần nhỏ rồi tăng dần lên. Nếu bé không chịu ăn quá một thìa bột dù bạn đã thử nhiều cách thì bạn không cần quá lo. Nếu bé không thích bột ăn dặm hoặc không đói, bạn cũng tránh ép buộc bé. Hãy để bé vui vẻ với mỗi bữa ăn.
– Không được pha bột vào bình sữa cho con.
Nguyên tắc vàng khi cho bé ăn dặm:
– Nguyên tắc ‘4 ngày chờ đợi’:
Đây là bí quyết mà bạn nên ghi nhớ đầu tiên. Rất nhiều bà mẹ đã áp dụng nguyên tắc này vì đây là cách dễ nhất để xem phản ứng của bé với các loại đồ ăn mới và cũng là cơ hội để kiểm tra xem bé có dị ứng hay nhạy cảm với loại thức ăn nào không.
Ngoài dị ứng thực phẩm, bạn hãy nhớ rằng, các loại thực phẩm có thể gây ra một số phản ứng tiêu cực khác như: đau bụng, khó tiêu… Đặc điểm của nguyên tắc này là khi cho bé làm quen với một loại thực phẩm mới, bạn nên chờ đợi 4 ngày, nghĩa là nếu bạn cho bé ăn một món mới vào thứ 2, thì bạn nên chờ đến thứ 5 để cho bé làm quen với 1 món mới khác.
Trong 4 ngày, bạn sẽ thấy chính xác phản ứng của bé với đồ ăn mới. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng với những bé có tiền sử dị ứng thức ăn. Nếu bé có phản ứng tiêu cực, bạn sẽ dễ dàng xác định nguyên nhân và phòng tránh cho bé kịp thời.
– Nguyên tắc ‘không ăn đồng thời 2 loại thực phẩm mới’:
Bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu chưa thích ứng được với các loại thức ăn, do vậy các mẹ nên từ từ cho bé tập làm quen với từng loại thực phẩm.
– Nguyên tắc ‘không cho trẻ ăn các loại thức ăn hai lần/ ngày’:
Với mỗi loại thực phẩm, cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa. Trong khi hệ thống tiêu hóa của trẻ còn quá đơn giản trong quá trình tiêu hóa thức ăn thì việc mẹ cung cấp nhiều loại thức ăn sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ không làm việc kịp dẫn tới việc trẻ bị đầy bụng, khó tiêu.
Lưu ý: Các mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn dặm bắt đầu với ngũ cốc, bởi lượng đường trong các loại thực phẩm này không tốt đối với hệ thống tiêu hóa của bé.