Bạn chỉ cần rửa và tiệt trùng các bình sữa và pha các bình sữa mới khi nào trong tử lạnh chỉ còn có hai bình sữa pha sẵn.
1. Bạn hãy thả tất cả những gì đã xúc qua nước: bình, núm vú cao su, nắp đậy, vòng đệm, đĩa tròn, bình đong, phễu (quặng), thìa (muỗng) và dao trong nước nóng có pha xà phòng. Rửa kỹ càng.
2. Bạn hãy cọ bên trong các bình sữa để tẩy rửa hết không còn vết sữa nào. Cọ kỹ càng chung quanh cổ chai và cả lằn đường xóay để vặn nắp.
3. Bạn hãy xát muối bên trong các núm vú cao su và làm cho muối đó di chuyển bằng cách bóp và nắn cái đầu núm: động tác cọ sát sẽ làm mất đi hết không còn vết sữa nào.
4. Tráng các bình, núm vú cao su và các dụng vụ khác kỹ càng dưới vòi nước. Bạn hãy sử dụng một cái ghim để làm thông các lỗ trong núm vú.
Cách tiệt trùng
1. Đổ nước lạnh vào đầy xô và bỏ thêm thuốc tiệt trùng viên hoặc nước vô. Khi các viên thuốc đã hòa tan, bạn hãy thả các dụng cụ trang bị vào, nhận cho nước vô đầy các bình để chúng khỏi nổi bềnh lên.
2. Lắc xoay mọi vật dụng cho đến khi bạn không còn nhìn thấy bọt không khí nào nữa: bất cứ chỗ nào còn giam cầm không khí là vật dụng đó sẽ không được tiệt trùng. Đặt cái phao nổi vào và đậy nắp lại.
3. Bỏ đó trong ít nhất là thời gian cần thiết tối thiểu, xong rồi cần tới vật dụng nào thì lấy những thứ đó ra và tráng bằng nước sôi. Để cho ráo trên giấy vệ sinh dùng trong bếp
Cách dùng máy rửa bát
Một cách rửa dễ dàng (không tiệt trùng) các vật dụng trang bị là rửa những thứ này trong một cái máy rửa bát điều chỉnh về bên nước nóng.
Máy tiệt trùng bằng hơi chay điện
Nhanh và tiết kiệm sức lao động nhưng chỉ nhận được bình và núm vú cao su thôi. Bạn vẫn phải rửa mọi thức thật sạch trong nước đã.
Tiệt trùng bằng cách đun sôi
Rửa các vật dụng trước, rồi đun sôi trong 25 phút với mọi thứ hòan toàn chìm phủ nước. Đừng cho các trẻ em lớn hơn lại gần.
Cách bảo vệ cho em bé không bị đau bụng
Bạn có thể bảo vệ cho em bé của bạn tránh được những vi khuẩn làm cho đau bụng hoặc gây viêm dạ dày nếu thực hiện tốt những việc làm sau
– Hãy tiệt trùng tất cả các vật dụng trang bị để cho bú bình, trước khi sử dụng dù là còn mới nguyên.
– Nếu bạn không có tủ lạnh, bạn chỉ nên pha mỗi bình khi nào cần tới thôi.
– Nếu bé bú không hết bình trong một cữ bú, hãy đổ chỗ sữa ấy đi: chớ có để dành đến cữ sau vì nước miếng của bé đã làm sữa nhiễm trùng rồi.
– Hãy đổ đi bất cứ sữa nào người ta hâm lại cho em bé của bạn, ngay cả khi bé chưa đụng tới: quá trình hâm sữa lại khuyến khích cho vi khuẩn phát triển.
– Không nên giữ sữa pha sẵn trong tủ lạnh quá 24 giờ.
– Cứ để nguyên các bình trong dung dịch tiệt trùng cho đến khi bạn cần tới (thuốc có hiệu lực trong 24 giờ) – như vậy các bình này sẽ không bị các vi khuẩn trong không khí làm cho ô nhiễm. Bạn hãy lấy các núm vú cao su ra sau thời hạn tối thiểu để cho ráo nước trên giấy vệ sinh dùng trong bếp rồi bảo quản trong một cái hũ đã tiệt trùng.
– Đừng làm ráo các vật dụng đã được tiệt trùng hoặc làm ráo lên khăn lau bình trà. Bạn hãy làm ráo nước lên giấy vệ sinh nhà bếp và chỉ lau khô con dao thôi.
– Bạn hãy rửa tay trước khi sờ vào các vật dụng đã tiệt trùng.
Sử dụng máy tiệt trùng để vệ sinh bình sữa đảm bảo hơn
Khi đi đâu khỏi nhà
Nếu bạn đi đâu khỏi nhà quá hai tiếng, bạn hãy pha sẵn cho một số cữ bú như thường lệ và cất vào tủ lạnh. Chất các bình sữa lạnh như đá vào trong một cái hộp cách nhiệt thường dùng để đi picnic cùng với vài ngăn đá và giữ được tới 8 tiếng. Rồi bạn lấy một bình thủy đổ đầy nước nóng, làm ấm chai sữa của bé trong bình thủy này khi nào cần. Chớ có bao giờ mang sữa nóng để trong bình thủy: vi khuẩn sẽ phát triển và làm cho bé bị đau bụng. Những hộp giấy đựng sữa pha sẵn còn thuận tiện hơn khi xa nhà: sữa này đã được siêu xử lý nhiệt (ultra-heat treated (UHT)), như vậy chỉ còn được bảo quản nơi mát lạnh là có thể giữ được an toàn. Bạn hãy mang theo một số bình và núm vú tiệt trùng trong một túi nhựa và bạn rót vô đủ cho một cữ bú, khi em bé cần.
Cách chăm sóc núm vú
Bé chỉ có thể bú vui vẻ khi núm vú khiến cho bé bú được sữa ra theo đúng lưu lượng thích nghi. Khi bạn dốc ngược bình sữa xuống, bạn phải thấy được 2 hoặc 3 giọt nhỏ ra mỗi giây. Một lỗ quá nhỏ sẽ có nghĩa là em bé nỗ lực hoài công để bú ra cho đủ sữa. Một lỗ quá lớn thì sữa sẽ ra ào ạt. Các núm vú cao su đúng là có hư đi và các lỗ bị nghẹt. Bạn nên có một vài núm vú cao su tiệt trùng để dành sẵn trong một cái lọ (hũ), để bạn có thể thay ngay một núm vú xấu bằng một cái mới. Hãy vứt những núm vú cao su đi nếu thấy lỗ quá rộng, những lỗ nào nhỏ quá thì có thể làm cho rộng ra với một cái kim. Bạn hãy kiểm tra lưu lượng sữa lại sau đó.
Làm rộng lỗ quá nhỏ: Ấn đuôi kim vào một nút chai. Đốt nóng mũi kim trên một ngọn lửa sau đó đẩy xuyên qua lỗ.