Trẻ sơ sinh lười bú khiến mẹ và gia đình đau đầu tìm giải pháp
Nguyên nhân khiến bé lười bú
- Do trẻ bị bệnh
Trong thời gian sơ sinh, hệ miễn dịch còn non yếu rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là những bệnh lây qua đường hô hấp và các bệnh liên quan đến tai, mũi, họng… sẽ khiến trẻ khó chịu không muốn bú. Tuy nhiên tình trạng này chỉ sẽ diễn ra trong thời gian ngắn, mẹ cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Mẹ cần phải chú ý đến các biểu hiện khác thường của bé hàng ngày, nếu thấy bé có dấu hiệu khó chịu cần kịp thời đưa đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời để tình trạng mệt mỏi, chán ăn của trẻ không bị kéo dài.
- Trẻ sơ sinh không được ở gần mẹ thường xuyên
Trong những trường hợp hy hữu bất khả kháng người mẹ vừa sinh xong không thể ở cạnh trẻ, chẳng hạn như phải cách ly trẻ để điều trị bệnh. Sau khi được ở gần mẹ, lúc này trẻ đang quen bú bình nay lại phải chuyển sang bú mẹ, bé chưa kịp làm quen khó tránh việc lười ăn, bỏ bú.
Mẹ cần kiên trì một thời gian sau đó để trẻ làm quen dần với việc bú mẹ
- Dòng sữa mẹ về không đều
Việc sữa mẹ về không đều cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lười bú mẹ. Sữa xuống chậm, trẻ không đủ sữa bú hoặc ngược lại do sữa xuống quá nhanh dễ gây sặc cho bé, vì thế mà bé sợ và không thích bú mẹ nữa.
Khi cảm thấy sữa đang cùng lúc xuống quá nhanh, các mẹ chỉ cần dùng 2 ngón tay kẹp nhẹ đầu vú để giảm lượng sữa đang chảy xuống. Còn trong trường hợp ngược lại là sữa xuống chậm, mẹ nên ngừng vài phút hoặc đổi bên cho bú cùng lúc hãy thử xoa bóp nhẹ nhàng bầu sữa để gọi sữa về, tránh cho trẻ không bú được dễ cáu gắt và chán nản.
- Đầu vú mẹ quá to hoặc quá nhỏ
Một vài trường hợp do đầu ti của mẹ quá to khiến bé ngậm không thoải mái, khi này bạn nên vắt sữa để cho bé bú bằng bình. Hoặc đầu ti mẹ quá nhỏ cũng làm bé khó khăn khi bú, có thể trường hợp này bạn cần đến gặp chuyên gia y tế để được tư vấn giúp cho việc cho bú trở lại bình thường.
Cho trẻ bú bình là biện pháp tốt nhất khi đầu ti mẹ quá to
- Do sữa mẹ có mùi vị “lạ”
Nếu mẹ ăn nhiều thức ăn có mùi, nhiều gia vị, gia vị cay, nóng, quá chua hoặc một loại thực phẩm khác với ngày thường như rượu, bia,…rất có thể những món này sẽ làm thay đổi mùi vị của sữa.
Trẻ sơ sinh cực kỳ nhạy cảm và rất dễ nhận ra sự khác biệt của mùi vị sữa mẹ. Và để bảo đảm mẹ luôn có một dòng sữa thơm ngon cho con, mẹ nên kỹ lưỡng trong việc lựa chọn đồ ăn cho mình.
- Trẻ sơ sinh lười bú do tác dụng phụ của thuốc
Thường thì nhiều mẹ hay sử dụng các loại vitamin bổ sung trẻ hoặc bé bị bệnh phải sử dụng kháng sinh, đây có thể sẽ là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Vì vậy mà trước khi dùng bất cứ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào cho trẻ mẹ đều phải hỏi qua ý kiến của bác sĩ.
- Bé bị quấy rầy
Vì bé chưa có khả năng tập trung nên chỉ cần có tác động từ môi trường xung quanh sẽ rất dễ khiến bé bị xao nhãng khi đang bú mẹ. Vì vậy mẹ cần cho bé bú ở nơi yên tĩnh, ánh sáng yếu hoặc có thể cho bé cầm đồ chơi để bé bú ngoan hơn, nhiều hơn.
Cách dạy bé bú và tạo thói quen khi bé bú
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, tùy vào thể trạng của từng trẻ mà bé sẽ có nhu cầu bú sữa khác nhau. Trung bình một bé sơ sinh sẽ bú từ khoảng 6-11 lần một ngày.
Việc cho con bú theo giờ một cách máy móc và lập trình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng và khả năng tiết sữa của mẹ. Vì thế mà các chuyên gia luôn khuyên rằng mẹ chỉ nên cho con bú theo nhu cầu của bé tức là bất kì lúc nào bé đói.
Cho con bú không hề dễ dàng như chúng ta vẫn nghĩ
Việc cho bé bú không chỉ là chỉ cần đưa đầu ti cho bé ngậm mà các mẹ cần phải biết cho bú làm sao để trẻ không bị trớ, không bị sặc sữa đồng thời cũng giúp mẹ không bị đau đầu vú.
Nếu mẹ cho bé bú không đúng cách có thể sẽ gây khó chịu cho cả bé và mẹ, vì thế mà mẹ cần chọn cho mình và bé những tư thế bú đúng để mẹ và bé được thoải mái nhất.
Một lưu ý các mẹ cần nhớ là đừng bao giờ ép bé bú, hãy để tự con tìm tới bầu vú như đưa tay hoặc áp mặt vào ngực mẹ. Để bé có được tư thế đúng và thoải mái nhất khi bú thì bạn chỉ cần đỡ bé khi bé đang bú.
Mẹ nên nhớ rằng vùng cằm của con sẽ luôn là nơi tiếp xúc với bầu ngực của mẹ đầu tiên chứ không phải mặt. Hãy ôm con vào lòng, hướng đầu ti đến miệng của bé, đừng đẩy lưỡi con sau đó cho bé tự điều chỉnh lưỡi mình để có thể bú mẹ thoải mái nhất.
Hy vọng bài viết này có thể giúp được các mẹ tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp khiến trẻ sơ sinh không còn tình trạng lười bú. Chúc các mẹ thành công và chúc cho bé nhà mình luôn khỏe mạnh, mau lớn.
Mọi sự thành công dù lớn hay nhỏ cũng đều phải bắt đầu từ sự nỗ lực dành cho con, điều này không ai có thể thay thế được vai trò của người mẹ.
Chúc các mẹ và các bé luôn khỏe mạnh.