– Cơ thể thiếu nước: Nếu không nạp đủ chất lỏng, hệ tiêu hóa sẽ phản ứng bằng cách hấp thu nước có trong đồ ăn mà bé đã sử dụng. Điều này cũng gây nên hội chứng dùng lại những chất lỏng được đào thải và nằm trong ruột. Kết quả, chất cặn bã ở ruột trở nên khô và cứng – gây khó khăn cho chuyển động ruột trong quá trình tống chất thải ra ngoài
– Lo lắng khi ngồi bô: Nếu bé xuất hiện sức ép mỗi lần ngồi bô, bé sẽ cố kìm hãm chất thải trong người. Bạn sẽ thấy bé có những dấu hiệu như: mặt bé đỏ lên, người cứng lại, uốn cong lưng nhưng không thấy chất thải xuất hiện. Trường hợp này, bé có thể đang chịu áp lực ngồi bô.
Ngay cả với những bé đã được “đào tạo” ngồi bô thì bé cũng không biết cách tống hết chất thải ra ngoài. Điều này khiến phân của bé bị tắc trong ruột. Những khúc phân bị tắc có xu hướng to hơn bình thường, gây khó khăn khi bé muốn đi tiêu.
– Ít vận động: Sự chuyển động của cơ bắp khiến các mạch máu lưu thông đến hệ tiêu hóa của bé được tốt hơn. Ít vận động, bé sẽ phải đối mặt với một số rắc rối về sức khỏe, trong đó có chứng táo bón.
Chăm sóc bé táo bón
– Tránh cho bé dùng những món kết hợp, gây khó tiêu như: chuối hoặc carrot nấu chín ăn trùng thời điểm với sữa và các sản phẩm từ sữa là sữa chua, kem, bơ. Bạn nên cho bé dùng 2-3 phần sữa và các sản phầm từ sữa mỗi ngày.
– Tăng cường thức ăn xơ: Cho bé ăn thêm ngũ cốc, bánh mỳ, rau xanh, hoa quả. Những loại thực phẩm như đậu đỗ, súp lơ, quả mận, quả mơ cũng rất có ích cho bé mắc táo.
– Để chất thải của bé mềm hơn, bạn nên bổ sung chất lỏng trong chế độ dinh dưỡng cho bé. Nước lọc là sự lựa chọn hợp lý nhưng nước táo, nước mận ép cũng có tác dụng tốt. Giới hạn nước hoa quả tươi dành cho bé là dưới 100ml mỗi ngày (chống sâu răng và không phá hủy cảm giác thèm ăn ở bé). Bé có thể tè ướt 4-5 chiếc tã mỗi ngày; do đó, bạn nên cho bé đi tiểu 5-6 giờ đồng hồ một lần.
– Khuyến khích bé vận động như tập bò, tập đi hàng ngày. Phương pháp này kích thích chất lỏng lưu thông đến các cơ quan trong cơ thể bé.
– Không ép bé ngồi bô nếu bé chưa sẵn sàng. Mọi áp lực bắt bé đi tiêu sẽ khiến bé sợ nên cố nín nhịn. Bạn chỉ nên khuyến khích bé ngồi bô khi bé xuất hiện những dấu hiệu sẵn sàng. Nếu duy trì cho bé thói quen ngồi bô vào một giờ cố định trong ngày là tốt nhất. Lúc đó, bạn có thể đọc sách hoặc trò chuyện và kiên nhẫn đợi bé trong vòng 10-15 phút. Cũng không nên thúc giục khiến bé nghĩ ngồi bô như một hình thức bị cha mẹ trách phạt.
– Đưa bé đi khám: Bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng thuốc bôi trơn, nhét vào hậu môn (cho thuốc tan ra) với mục đích trị táo bón. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc sẽ làm bé hình thành phản ứng xấu. Nghĩa là bé sẽ bị lệ thuộc vào sự kích thích của thuốc mỗi lần bé muốn đi tiêu. Trường hợp nặng, bác sĩ có thể cho bé uống thuốc nhuận tràng.
Nếu phân của bé trở nên khô, cứng đến mức nó làm rách lớp da vùng hậu môn của bé (bạn có thể quan sát thấy những vết rách này giống như vết nứt nẻ ở hậu môn hoặc đôi khi, có kèm theo những vệt máu), bác sĩ có thể cho phép bạn bôi kem có dưỡng chất lô hội vào vùng da hậu môn bị tổn thương cho bé.