Để khắc phục điều này, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
– Súc miệng hoặc lau, rửa khoang miệng cho bé bằng nước đun sôi để nguội, pha muối nhạt trước khi bé đi ngủ (hoặc sau khi bé ăn), cho dù đó chỉ là giấc ngủ sau khi bạn cho bé ti đêm.
– Ngay khi bé mới có một vài chiếc răng, bạn nên duy trì việc đánh răng trước giờ đi ngủ cho bé. Nên dùng bàn chải mềm và kem đánh răng dành riêng cho bé.
Những nguyên nhân khác làm miệng bé không còn thơm mùi sữa
Vi khuẩn: Nếu bé có thói quen mút (hoặc liếm) một món đồ chơi thì bé sẽ vô tình kéo theo những con vi khuẩn có hại vào trong miệng. Nếu thói quen này được duy trì thường xuyên thì khả năng bị hôi miệng ở bé càng lớn.
Một số trường hợp, khi cha mẹ giúp bé chấm dứt hành vi mút đồ chơi thì mùi hôi trong miệng của bé cũng giảm dần.
Nếu dấu hiệu hôi miệng ở bé không thuyên giảm, bạn nên đưa bé đi khám. Có thể bé bị sâu răng, nhiễm khuẩn đường miệng hoặc có vật lạ mắc vào khoang miệng của bé.
Chứng viêm xoang. Chứng bệnh này khiến miệng của bé bị khô và hơi thở trở nên có mùi khó chịu.
Nguyên nhân là do nước bọt có chức năng ngăn chặn những loại vi khuẩn gây hại và thúc đẩy những loại vi khuẩn có lợi trong miệng bé. Khi lượng nước bọt suy giảm, miệng bé khô và vi khuẩn gây hại sẽ có cơ hội hoành hành.
Chứng viêm xoang cũng khiến bé khó thở bằng mũi mà phải chuyển sang thở bằng miệng. Cách thở này khiến cho miệng của bé bị khô và làm yếu khả năng tiết nước bọt. Khi ấy, vi khuẩn bên ngoài dễ dàng tấn công vào khoang miệng và khiến miệng của bé có mùi hôi.
Thói quen ngậm bình sữa . Chất đường có trong sữa là môi trường nuôi dưỡng vi khuẩn phát triển. Những món bánh hoặc nước uống có chứa đường cũng nguy hiểm tương tự.
Một yếu tố khác làm gia tăng dấu hiệu bị hôi miệng ở bé là: lưỡi bé bám nhiều cợn trắng; bé bị viêm amidan, viêm họng; bé bị dị ứng thời tiết. Dị ứng có thể gây nên tình trạng chảy nước mũi ở bé, tạo điều kiện cho những loại vi khuẩn có hại gây hôi miệng; bé có những nốt đỏ trong miệng (bé mắc chứng cam)