Nếu ai lười đọc thì hãy nhớ 1 câu “KHÔNG NÊM MUỐI CHO TRẺ ĂN DẶM
và “ĐỪNG PHÁ HUỶ SỨC KHOẺ + THẬN CỦA CON BẰNG MUỐI CỦA ÔNG BÀ CHA MẸ”

Chắc hẳn ai nấu ăn cũng biết chiếc muỗng cà phê (teaspoon) và bạn có biết rằng 1 gram muối chỉ bằng 1/6 chiếc muỗng cà phê ấy? Đó cũng chính là lượng muối mà 1 đứa bé

Mặn là 1 trong 5 vị cơ bản mà lưỡi ta có thể cảm nhận và phần lớn vị mặn ấy đến từ mắm, muối…ta nêm thức ăn. Khi ăn, nếu lưỡi được kích thích bởi càng nhiều vị thì mức độ ngon miệng càng tăng. Đó là lí do vì sao chúng ta luôn thêm muối vào khi nấu nướng để ăn ngon hơn. Nhưng có một điều tai hại đó là một số bố mẹ, ông bà nghĩ rằng khi nấu bột cho con, thêm 1 ít muối vào cho nó ngon miệng, cho nó cứng cáp…

Đó là một quan niệm sai lầm !!!

1./ Thứ nhất, việc ngon miệng là do ông bà cha mẹ nghĩ vậy và chỉ đúng với người lớn mà thôi. Còn đối với trẻ em là một chuyện khác. Số lượng cơ quan cảm nhận vị giác của trẻ em cao hơn người lớn rất nhiều, nghĩa là, cùng một kích thích nhưng vị giác trẻ con nhận được sẽ mạnh và nhanh hơn người lớn. Đó là lí do vì sao đôi khi chỉ 1 ít tiêu hoặc hành trong cháo nhưng những đứa trẻ vẫn không thể ăn là vậy. Nêm muối vào đồ ăn dặm của con với suy nghĩ là ngon miệng là sai lầm. Ngon với người lớn chứ cực mặn với trẻ con.

Thêm vào đó, khi ăn nhiều muối, bé phải đi tiểu nhiều hơn để thải lượng muối đó ra ngoài và kéo theo ion quan trọng khác, trong đó có canxi. Nhiều nghiên cứu ghi nhận vùng có thói quen ăn mặn càng nhiều thì tỷ lệ cao huyết áp và loãng xương càng cao. Vậy có chắc là do không ăn muối nên bé không cứng cáp ?

2./ Thứ hai, chức năng thận của trẻ em chưa hoàn thiện ngay từ lúc mới sinh ra mà chỉ đạt chức năng ngang người lớn sau 3 tuổi. Nghĩa là nếu như con bạn

Tôi vẫn nhắc lại : “Con là con của mình. Mình là mẹ và là người chịu trách nhiệm cao nhất cho cuộc đời con”. Nếu có nấu đồ ăn dặm cho bé và đã đọc bài này thì ĐỪNG NÊM MUỐI CHO CON

Chắc một số bạn sẽ thắc mắc tại sao bé

3./ Thứ ba. Theo khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau

• Dưới 12 tháng tuổi: 1g muối/ngày (

• 1 đến 3 tuổi : 2g muối/ngày (0.8g Natri)

• 4 đến 6 tuổi 3g muối/ngày (1.2g Natri)

• 7 đến 10 tuổi 5g muối/ngày (2g Natri)

• Trên 11 tuổi 6g muối/ngày (2.4g Natri)

Các bạn thấy đó, trẻ 11 tuổi mới cần 6g muối hay 1 muỗng cà phê muối mà thôi. Mình nói vậy thì chắc bạn hiểu việc nêm chỉ 1/2 muỗng muối cho trẻ

Bạn có biết rằng 1 người phụ nữ Mỹ đã cố gắng g.iết con gái 17 tháng tuổi của mình để níu kéo tình cảm từ chồng đã li dị bằng…muối? Đứa bé dù được cấp cứu nhưng t.ử v.ong do ngộ độc muối và người mẹ này phải lãnh 30 năm tù.
https://www.dailymail.co.uk/news/-5993131/Mother-25-killed-baby-feeding-salt-sentenced-30-years.html

Tóm lại:
1. Quan niệm muối cho ngon miệng chỉ đúng với người lớn. Còn đối với trẻ con đó là cực mặn và đánh đổi bằng hại thận, hại sức khoẻ.
Việc nêm muối không giúp trẻ ăn ngon hơn hay làm bé cứng cáp đâu. Đừng có tự suy diễn hay tự huyễn hoặc nữa.

2. Nếu ông bà vẫn giữ quan niệm nêm muối vào đồ ăn dặm cho con thì CHÍNH MẸ hãy là người nấu những bữa ăn cho con. Hãy bỏ ra 15 phút để nấu cho chính con mình. Không ai nấu nồi cháo ngon bằng mẹ đâu 

3. Vị giác của trẻ em nhạy hơn người lớn rất nhiều. Nên nếu bé nói cay, nóng, chua, mặn, ngọt…nghĩa là bé đang nói thật. Đừng nghĩ rằng bé đang tìm cách né món ăn. Nêm gia vị quá đậm là một trong những nguyên nhân khiến bé ám ảnh và biếng ăn.
Và việc nên 1/2 muỗng cà phê muối là vượt quá ngưỡng tối đa cho con.

Cuối cùng, một số mẹ sau bài viết về “Nước” đã tranh luận với chồng. Một số may mắn thì chồng ủng hộ. Một số không thì chồng nói “Tôi không biết, chuyện chăm con là của phụ nữ”. Một số về bị méc là vợ hỗn nên lôi vợ ra làm 1 trận. Thôi thì. Tuỳ hoàn cảnh mà ứng biến. Nhưng có 1 điều bất biến đó là CON LÀ CON CỦA MẸ VÀ MẸ LÀM TẤT CẢ ĐỂ CHỞ CHE CON 
Nguồn : BS Thanh Sang