Trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé, khiến bé lớn chậm. Vì vậy mẹ cần phải nắm rõ nguyên nhân bé giật mình để có cách chữa trị hiệu quả và kịp thời.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay giật mình

– Phản xạ tự nhiên

Tất cả trẻ sơ sinh đều có rất nhiều phản xạ tự nhiên khác nhau như tìm vú mẹ, bú, giật mình… Hiện tượng giật mình theo phản xạ tự nhiên chỉ diễn ra vài giây ngắn ngủi. Mẹ sẽ thấy bé giơ hay tay lên cao rồi co đầu gối lại trong tư thế phòng vệ. Sau đó bé sẽ duỗi người lại tư thế bình thường. Một số bé sẽ ngủ lại sau đó, còn một số bé có thể tỉnh giấc quấy khóc hoặc ngủ không sâu giấc.

– Thiếu canxi

Khi trẻ bị thiếu canxi thì bé cũng hay giật mình khi ngủ. Thiếu canxi đi kèm với các dấu hiệu chậm lớn, chậm mọc răng, rụng tóc, ra mồi hôi trộm và thấp bé.

– Tâm lý bất an

Khi bé lo lắng hoặc hồi hộp thì bé cũng dễ bị giật mình. Đặc biệt vào ban đêm, khi phải ngủ một mình bé có thể sợ hãi, cảm thấy không an toàn nên sẽ hay giật mình.

– Chức năng não bất thường

Giật mình cũng có thể là dấu hiệu về việc chức năng bộ não có vấn đề. Vì vậy mẹ cũng cần phải để ý theo dõi để có chuẩn đoán chính xác. Khi bé hay bị giật mình cùng các biểu hiện khác thường khác thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để khám xét cẩn thận.

2. Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh

Giật mình nhiều có thể khiến bé ngủ không sâu giấc ảnh hưởng đến trí thông minh và sự phát triển thể chất của bé. Vì vậy mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau để giúp bé hết giật mình:

– Đặt bé vào giường ngủ khi bé còn tỉnh

Khi mẹ ru bé ngủ hãy chú ý cho bé trở lại nôi, giường khi bé bắt đầu có dấu hiệu buồn ngủ như mắt lim dim. Bằng cách này mẹ sẽ giúp bé học cách tự ngủ một mình và tránh giật mình.

– Không quấn khăn quá chặt

Quấn khăn sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và dễ chịu như trong bụng mẹ. Tuy nhiên, mẹ nhớ không quấn quá chặt khiến bé không thoải mái, dễ gây giật mình khi ngủ.

Phòng ngủ yên tĩnh giúp bé không bị giật mình bởi tiếng động. (Ảnh minh họa)

– Phòng ngủ yên tĩnh

Phòng ngủ của bé nên có nhiệt độ thích hợp và yên tĩnh, tránh tiếng động đột ngột. Môi trường thoải mái sẽ giúp bé ngủ sâu giấc, không bị giật mình.

– Bổ sung vitamin D

Nếu bé hay bị giật mình do thiếu vitamin D thì mẹ nên cho bé tắm nắng, ăn uống đầy đủ để bổ sung lượng vitamin D cần thiết cho sự phát triển của bé.