Trai hay gái cũng đều là con cái hết. Mẹ chỉ cảm thấy lạ lẫm và vui mừng khi mỗi ngày con lại lớn dần lên, biết chòi đạp, biết phấn khích khi nghe mẹ nói chuyện. Thế nhưng mẹ có biết rằng, kể từ khi giới tính con hoàn thiện, đồng nghĩa với việc mẹ phải kiêng cữ, áp dụng mẹo để con lớn khỏe cho đến khi tròn 5 tuổi. Dưới đây là các mẹo hữu ích để mẹ chăm sóc một bé trai chuẩn khoa học.
Điều mẹ nên làm khi con trai còn là một bào thai
Mẹo chăm sóc bé trai từ giai đoạn bào thai sẽ giúp bé phát triển an toàn, khỏe mạnh
1/ Những món mẹ cật lực ăn để con trai sinh ra cao lớn, thông minh, nam tính: Củ hành, lá hẹ, trứng vịt lộn, hải sản, đồ ngọt, nấm, đồ mặn, trái cây giàu kali, kẽm, mangan…
2/ Những món mẹ nên kiêng ăn theo quan niệm dân gian: Thịt gà, đậu nành vì những chất này sẽ ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng của các bé và hạn chế khả năng sinh sản về sau.
Chăm sóc bé trai sơ sinh
Việc chăm sóc bé trai sơ sinh sẽ có một số điểm khác biệt so với bé gái. Chú ý nhiều hơn đến những điểm khác biệt nho nhỏ này sẽ giúp quá trình chăm con của mẹ nhẹ nhàng, suôn sẻ hơn. Dưới đây là các mẹo chăm sóc bé trai chuẩn khoa học mẹ nên thuộc nằm lòng:
1/ Thận trọng gấp đôi khi thay tã
-Chuẩn bị thêm một chiếc khăn vải để che “cậu bé” của con lại mỗi khi mở tã cũ ra để tránh bị bé tè thẳng vào người mình.
-Nhớ đặt “cậu bé” nằm xuôi xuống đúng chiều vì để ngược bé tè nước tiểu dễ tràn ra mép trên của tã.
2/ Cân nhắc chuyện cắt bao quy đầu
Cũng như mọi thủ thuật khác, cắt bao quy đầu cũng có thể xảy ra các biến chứng.
3/ Mặc tã lớn hơn 1 size vào ban đêm
Đối với các bé trai, hiện tượng tràn tã rất dễ xảy ra vào ban đêm. Do đó, để bé và cả mẹ có giấc ngủ ngon thì ban đêm nên sử dụngmột tã size lớn hơn mới có thể giúp thấm hút nhiều nước tiểu hơn. Thậm chí mẹ nên dùng loại tã đặc thù riêng dành cho con trai (hiện nay trên thị trường có bán).
4/ “Cậu bé” có hiện tượng “bị cương”
Tình trạng này khiến nhiều người làm mẹ lần đầu vô cùng ngạc nhiên. Thực ra hiện tượng này hết sức bình thường. Thậm chí nó đã xảy ra từ khi con còn nằm trong bụng mẹ. Với bé sơ sinh, đây là tín hiệu bàng quang đã đầy, chuẩn bị tiểu.
6/ Cách chăm sóc bộ phận sinh dục của bé trai
Với bé trai, nước tiểu thường thấm nhiều ở phía trước, thậm chí ướt cả rốn. Mẹ cần làm sạch ở vùng bụng dưới rốn. Nếu rốn cũng bị ướt do nước tiểu thì phải rửa sạch rốn và thay băng rốn. Dùng khăn ướt lau vùng bụng dưới rốn, vùng xương mu, hai bên bẹn và bộ phận sinh dục. Lau theo hướng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Phải nâng bìu lên, làm sạch phần dưới bìu.
Tiếp đến, lau sạch “cậu bé”, lau theo hướng từ trên xuống, tuyệt đối không tuốt ngược bao quy đầu. Sau đó, lau sạch hậu môn, mông, mặt trong của đùi và để bộ phận sinh dục của con thoáng mát, giảm thời gian mặc tã trong ngày. Mẹ có thể xem kĩ cách chăm dưỡng bộ phận quan trọng nhất của bé trai để nắm vững hơn về kiến thức này.
7/ Thỉnh thoảng dùng nước chè xanh để vệ sinh cho bé
Nuôi dạy bé trai từ 1-5 tuổi
-Bé trai thích sự đông đúc
Trong khi các bé gái thích tập trung một người thì các bé trai lại hứng thú với đám đông. Vì vậy, mẹ có thể tận dụng mẹo chăm sóc bé trai này trong việc nuôi dạy sao cho đúng với sở thích và sở trường của con.
-Bé trai thường nhanh biết đi hơn nhưng lại chậm nói, ít vâng lời hơn bé gái
Khi con chậm nói, mẹ có thể cải thiện bằng mẹo nói chuyện nhiều với con, lặp đi lặp lại các từ. Đồng thời siêng cho con tiếp xúc với các bạn để bé phát triển khả năng ngôn ngữ, hạn chế xem tivi, điện thoại. Trường hợp con chậm biết đi quá, mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian để con nhanh biết nói hơn đó là lấy con cá lóc giả vờ tái nhẹ vào mắt cá chân con 7 lần.
-Bé trai hiếu động, nghịch “luôn chân luôn tay” nên mẹ cần dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, để các vật dụng có thể gây sát thương cho con như phích nước nóng, dao, đũa, chai lọ… xa khỏi tầm với.
Mẹo chăm sóc bé trai không chỉ áp dụng với sức khỏe mà còn là trong việc dạy dỗ con
Những mẹo dân gian độc đáo khác mà mẹ có thể tham khảo (áp dụng cho cả trai lẫn gái đều được)
1/ Trị bớt
Bé sơ sinh thường có bớt. Nếu bớt màu xanh thì lớn lên sẽ phai dần. Nếu bớt màu đỏ, đen thì không bị phai đi, mẹ có thể ớt màu xanh thì có thể phai dần khi bé lớn, bớt màu đỏ và đen thì sẽ không bị phai đi. Cách chữa: Mua tôm đồng tươi, loại vừa, bóc vỏ, chà trực tiếp tôm lên chỗ có bớt. Mỗi ngày chà từ 3-5 con tôm trong khoảng 10-15 ngày sẽ khỏi.
2/ Bé giật mình, quấy, khóc đêm
Trong 3 tháng đầu mới sinh, bé hay khóc đêm, giật mình. Mẹ lấy lá trầu không hơ qua lửa, để nguội đến khi còn ấm ấm thì đắp lên rốn cho bé lúc bé đang ngủ.
3/ Bé bị đầy bụng, táo bón
Dùng cọng mồng tơi non đã bóc lớp vỏ hoặc tăm bông chấm mật ong, thụt nhẹ vào hậu môn của bé.
4/ Bé bị sốt
-Dùng lá trầu không rửa sạch, cắt lấy 2 miếng 5x5cm dán vào 2 bên thái dương cho bé. Khoảng 1h sau khi lá trầu không khô bong ra thì bé đã hạ sốt.
-Cho bé uống nước rau diếp cá
-Chà nhẹ chanh vào trán, lưng, bẹn để giúp bé hạ nhiệt độ nhanh chóng.
5/ Bé mọc răng không sốt
Mẹ áp dụng mẹo chăm sóc bé trai theo dân gian là lấy 7 cọng lá hẹ hoặc giá đỗ để rơ lợi cho bé. Nếu là lá hẹ, mẹ đem giã nát, thêm vào đó xíu nước, thật ít muối rồi đem hấp chín, dùng khăn xô hoặc gạc chấm rơ lợi cho con (làm sau khi bé bú 30 phút). Với giá đỗ thì mẹ chỉ cần ép lấy nước rồi rơ.
6/ Bé đi ngoài phân sống (áp dụng với các bé đã lớn)
Cách 1: Hấp chín nhừ một củ cà rốt để nguyên vỏ (đừng quên rửa thật sạch nhé). Sau khi cà rốt đã nhừ, mẹ đem xay nhuyễn với chuối, thêm một vài hạt muối. Cho bé ăn vào giữa các bữa chính, ăn liên tục trong vòng 3 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách 2: Lấy một quả hồng xiêm xanh khoảng 20g, rửa sạch, cắt thành các múi mỏng. Đem đun với 200ml nước và cho bé uống mỗi ngày 2 lần. Uống trong vòng 2 ngày.
7/ Bé bị nanh sữa
Lấy cỏ mực (cỏ nhọ nhồi) giã nhuyễn, rơ lưỡi cho bé khiến những nanh sữa sẽ xẹp dần.
8/ Bé bị ho
Lấy một phần của quả lê (lấy cả vỏ) hoặc quả quất và lá hẹ hấp cách thủy với mật ong, cho bé uống nước lê hấp mật ong, bé sẽ khỏi ho.
9/ Bé bị nấc
Lấy 1 mẩu chiếu cói (khoảng 1 cm), cắn dập một đầu rồi dán lên trán bé, một lúc sau sẽ hết nấc.
10/ Đầu nhiều phân trâu
Dùng lá chè tươi nấu nước gội đầu cho bé hoặc tận dụng sữa mẹ thừa để xoa đầu cho con rồi gội lại bằng nước sạch.
11/ Khi người nhà đi đám về
-Vào nhà hơ chân hơ tay, tắm gội sạch sẽ rồi mới bế bé.
-Đưa con đi đâu thì lấy tép tỏi hoặc lá trầu vò nát bỏ vào túi áo con.
12/ Bé bị cảm cúm, chảy nước mũi
Lấy tép tỏi nướng, giã nát hòa với nước cho bé uống 2 lần/ngày.
13/ Chữa bé vặn mình, gồng đỏ mặt
Mẹ cầm lấy một chiếc dây thừng buộc bò cắt 1 đoạn rồi vứt vào gầm giường.
14/ Để trẻ khỏi nôn trớ, có đôi mắt sáng
Con tròn 100 ngày tuổi, mẹ đi chợ mua cá diếc về hấp chín, lấy đũa gỡ mắt cá ra, bỏ cục tròn cứng màu trắng đi rồi cho bé nếm phần mắt mềm mềm còn lại.
15/ Lựa người nuôi trẻ mát tay nhờ họ đút con ăn lần đầu tiên
Các mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nói chung và mẹo chăm sóc bé trai nói riêng trên đây khá hữu ích đối với nhiều người lần đầu làm mẹ. Các mẹ nên tham khảo để có thể trang bị cho mình kiến thức phong phú, giúp quá trình nuôi con trở nên dễ dàng hơn.
Nguồn: Webtrotho