Xây dựng thời gian biểu cho bé 10 tháng tuổi như nào khoa học
Bé 10 tháng tuổi đã có thể làm những gì?
Với trẻ nhỏ, 10 tháng tuổi là quãng thời gian đánh dấu sự thay đổi lớn của bé về mọi mặt như khả năng nhận thức, tốc độ phát triển của trí não và cơ thể. Bố mẹ sẽ ngạc nhiên rằng con lúc này đã bộc phát tính cách, khả năng giao tiếp thế nên con bắt đầu có nhu cầu đòi hỏi những món đồ chơi con thích, hay những quyến sách bắt mắt, thú nhồi bông hay bất kỳ những món đồ chơi nào mà con thấy hứng thú.
Bé bắt đầu biết khám phá thế giới xung quanh với những cách khác nhau, bé giai đoạn này hầu như vẫn chưa biết đi nên bé hay bò khắp nơi trong nhà, có lúc sẽ vịn đứng lên để lấy đồ vật.
Nhiều bé sẽ cứng cáp hơn và có thể đi dò dẫm trong nhà để lục lọi đồ vật, giai đoạn này bố mẹ trông con cũng khá vất vả đấy vì con sẽ chưa biết được đồ nào nên nghịch hay không nên nghịch.
Bé cầm đồ vật và sử dụng cũng khá dễ dàng, bố mẹ có thể mua cho bé những đồ vật để phát triển trí não, xếp hình hay các khối chồng lên nhau để con có thể sử dụng đôi tay thuần thục hơn.
Bé bắt đầu bắt chước mọi thứ xung quanh mình, bố mẹ làm gì sẽ bắt chước theo cả về hành động và ngôn ngữ. Lúc này bé 10 tháng tuổi có thể hiểu được những ngôn ngữ đơn giản như nói “tạm biệt”, “xin chào”, ” bye bye” và có thể bắt chước theo những hành động đi kèm như vẫy tay, vỗ tay.
Có nhiều bé còn có thể gọi được “bố”, “mẹ” ngay từ lúc 10 tháng tuổi.
Giai đoạn 10 tháng tuổi có sự thay đổi lớn đó là bé bắt đầu xuất hiện những chiếc răng đầu tiên, thế nên nhu cầu gặm đồ ăn của trẻ cũng tăng cao vì trẻ dễ bị ngứa lợi. Lúc này bố mẹ nên chú ý đến việc vệ sinh răng lợi cho con nhé.
Nhu cầu ăn/uống ngủ của bé như thế nào?
Về thói quen ăn uống: với các bé đang trong giai đoạn 10 tháng tuổi, bé đã bắt đầu ăn các loại trái cây, rau xanh dạng thô, thịt được băm nhuyễn chứ không cần xay mịn như trước nữa.
Mẹ tránh cho bé ăn những đồ ăn thô cứng như hạt đậu, kẹo cứng vì giai đoạn này bé chưa nhai tốt được, dễ nuốt và gây hóc. Mẹ chú ý nên cắt nhỏ đồ ăn cho bé để bé có thể tập nhai tốt hơn.
Về nhu cầu ngủ: Bé đã quen với nếp sinh hoạt ngày và đêm. Mẹ thấy bé sẽ chỉ ngủ từ 1-2 tiếng vào bạn ngày vào khoảng buổi trưa. Buổi tối bé sẽ theo nếp ngủ của bố mẹ nhưng nếu bố mẹ thấy bé có những dấu hiệu như ngáp, dụi mắt và muốn ôm mẹ, nhiều bé đang ăn hay chơi bé cũng có thể lăn ra ngủ thì lúc này bố mẹ nên cho bé ngủ sớm hơn.
Có nhiều bé tính cách khá mạnh mẽ, ở giai đoạn 10 tháng tuổi nếu bé không hài lòng chuyện gì sẽ tỏ thái độ cáu gắt, hét to…thế nên mẹ hãy nhẹ nhàng nói chuyện với con, đừng nên tỏ thái độ cáu gắt vì bé sẽ rất dễ bắt chước.
Thời gian biểu tham khảo cho bé 10 tháng tuổi
Bố mẹ hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây để sắp xếp thời gian biểu cho bé nhé
Thời gian biểu cho bé 10 tháng bố mẹ tham khảo
- 7h sáng: Bé thức giấc, lúc này mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoặc ăn sữa bột.
- 9h sáng: Lúc này bé đã bắt đầu đói, mẹ nên cho bé ăn dặm bột hoặc cháo.
- 10h sáng: cho bé đi ngủ và chỉ khoảng 1 giờ
- 11h sáng: sau khi bé thức giấc thì nên cho bé ăn sữa
- 13h trưa: cho bé ăn trưa bằng cháo hoặc bột ăn dặm
- 14h chiều: cho bé đi ngủ và ngủ khoảng 1 giờ
- 15h chiều: cho bé ăn
- 15h15- 17h: Bé chơi cùng gia đình
- 17h tối: cho bé ăn
- 18h15 tối: mẹ nên ngồi trò chuyện cùng bé, xem một ngày bé đã làm gì, chơi gì hoặc đôi có thể kể chuyện bằng sách cho con.
- 19h tối: nên cho bé uống sữa và đi ngủ – kết thúc một ngày.
Thực đơn tham khảo cho bố mẹ
Thời gian biểu trên chỉ để bố mẹ tham khảo, tùy vào môi trường hoặc điều kiện chăm sóc bố mẹ sẽ lên kế hoạch sắp xếp thời gian biểu cho con hợp lý hơn.
Những lưu ý khi áp dụng thời gian biểu cho bé 10 tháng tuổi
- Đối với bé 10 tháng tuổi, khi bố mẹ đã thiết lập được thói quen hàng ngày cho bé thì hãy luôn duy trì thói quen này. Hãy thiết lập thời gian đi ngủ cho bé đều đặn vào mỗi tối. Khi bé có dấu hiệu không hợp tác, mẹ hãy áp dụng cách: cho bé tắm nước ấm, ăn nhẹ rồi đặt bé lên giường và tắt điện để bé tự ngủ.
- Đối với bé 10 tháng tuổi thì cũng đã có những ký hiệu riêng của mình, thế nên bố mẹ cũng nên hiểu được những ký hiệu của bé để xem bé đang có mong muốn gì hoặc không thích gì.
- Khi bé đã bắt đầu vào thời gian biểu mà bố mẹ đặt ra thì cả gia đình cũng nên ưu tiên thời gian biểu của bé lên trên hết và đừng thay đổi thời gian này ngay cả khi đi chơi, đi du lịch. Cũng đừng gượng ép bé vào một thời gian biểu nhanh chóng mà hãy áp dụng nó từ từ.
- Khi bé tăng dần số tháng tuổi thì bố mẹ cũng nên điều chỉnh lại thời gian biểu sao cho phù hợp với lứa tuổi của con.
- Hãy tôn trọng của trẻ, đừng bắp ép trẻ ăn khi con đang buồn ngủ và nhất là trong cuộc sống sẽ có những ngày không theo như bố mẹ định sẵn, miễn là con được ăn, chơi, ngủ nghỉ bình thường là được rồi.
Với mỗi giai đoạn khác nhau trẻ sẽ có những chế độ ăn/ngủ/chơi khác nhau và bố mẹ sẽ thấy những nhu cầu này thay đổi rất nhanh. Do đó bố mẹ hãy chú ý quan sát con và học hỏi những kinh nghiệm của các bà mẹ đi trước để có thể sắp xếp thời gian biểu phù hợp nhất cho con sao cho cả bố mẹ và con đều thoải mái.
Chúc các bé luôn khỏe mạnh.