Sự theo dõi sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ là rất quan trọng. Ngoài việc theo dõi các chỉ số phát triển của con, dị tật thai nhi, dự đoán ngày sinh, theo dõi sức khỏe của mẹ, thì việc theo dõi ngôi thai cũng rất quan trong. Theo thống kê từ bệnh viện, mỗi năm trên tổng số các ca sinh có 3-4% trường hợp thai nhi không xoay đầu.

Xem thêm bài viết: Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu? Ngôi thai ngược có nguy hiểm không?

Thai nhi không quay đầu là gì?

Hình ảnh thai nhi đã quay đầu và thai nhi ngược

Thai không quay đầu hay còn gọi là thai ngôi mông hoặc thai ngôi ngược (ngôi thai ngược). Đây là tình trạng thai nhi nằm dọc và đầu hướng về bên trên chứ không chúc xuống như thông thường.

Theo như các thông kê sản khoa, trên tổng số các ca sinh có 3-4% trường hợp thai không quay đầu.

Nguyên nhân khiến thai nhi không quay đầu?

Đối với các mẹ mang thai lần đầu 90% thai nhi đã quay đầu từ tuần 35. Nếu là người đã sinh con hơn một lần thì em bé sẽ quay đầu muộn hơn 1 tuần là tuần thứ 36.

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp thai nhi 38 tuần chưa quay đầu. Y học vẫn chưa thể xác định được một nguyên nhân chính xác nào dẫn đến hiện tượng này. Thông thường, nó xuất phát từ một vài lí do như sau.

thai nhi khong quay dau
Thông thường ngôi thai sẽ thuận khi mẹ bầu bước sang tuần thứ 35

Vấn đề bất thường của mẹ bầu:

  • Mẹ bầu bị u sơ tử cung hoặc tử cung có hình dạng không bình thường.
  • Mẹ bầu mang thai sinh đôi hoặc sinh ba.
  • Thai phụ có nhau thai tiền đạo, bánh nhau bám vào vị trí bất thường làm thai nhi không quay đầu
  • Thai phụ lớn tuổi cơ địa yếu.
  • Mẹ bầu bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kì khiến nước ối tràn về quá nhiều. Không gian rộng nên thai nhi chuyển động ở một vị trí ngẫu nhiên trong những tuần cuối.
  • Nước ối quá ít khiến thai nhi không đủ không gian dịch chuyển và quay đầu.
  • Mẹ bầu lạm dụng thuốc quá nhiều.

Vấn đề bất thường của thai nhi:

  • Thai nhi bị dị tật.
  • Thai nhi dây rốn ngắn.
  • Thai nhi chưa kịp xoay đầu vì sinh non.

Mẹ bầu cần giữ tâm lý thoải mái

Mẹ cần lưu ý gì nếu thai nhi không quay đầu?

Nếu như đã đến những tháng cuối của thai kì mà thai nhi vẫn chưa quay đầu thì mẹ bầu hãy ghi nhớ một số điều.

  • Giữ tâm lý thoải mái

Rất nhiều mẹ lo lắng, bị stress nặng khi đi siêu âm và phát hiện rằng thai nhi không quay đầu. Tâm lí ngại mổ đẻ muốn sinh thường để bé được khỏe mạnh, hạn chế các bệnh về đường hô hấp và cũng giúp mẹ phục hồi nhanh hơn làm thai phụ gặp nhiều áp lực.

Tuy nhiên, chính những trạng thái tâm lý này mới làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, mẹ bầu cần thực sự bình tĩnh, giữ tâm lý thỏa mái nhất và tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn giải pháp phù hợp.

Hiện nay có rất nhiều biện pháp can thiệp giúp mẹ xoay ngôi thai thuận lợi. Trong trường hợp các biện pháp này không khả thi thì bác sĩ vẫn có những phương án dự phòng để mẹ bầu “vượt cạn” thành công.

  • Mẹ nằm nghiêng bên phải giúp bé dễ quay đầu
Mẹ bầu nên nằm nghiêng để thai nhi có thể quay đầu thuận lợi

Thói quen nằm ngửa khiến thai nhi khó di chuyển để quay đầu xuống phía hông. Chính vì vậy, khi bước vào giai đoạn cuối của thai kì, bạn nên nằm nghiêng để thai nhi có điều kiện quay đầu thuận lợi.

  • Hạn chế ngồi xổm và ngồi tư thế đầu gối cao hơn hông.

Mẹ bầu được chuẩn đoán thai nhi không quay đầu và đang ở tuần thai thứ 32 trở đi cần đặc biệt tránh ngồi theo tư thế này. Bởi lẽ, tư thế đầu gối cao hơn hông có thể khiến thai nhi trong bụng bị đè ép. Do đó, làm ảnh hưởng đến sự phát triển và gây khó khăn cho sự di chuyển để bé quay đầu xuống phía hông.

  • Thường xuyên tập yoga cho bà bầu và các động tác phối hợp cả tay và chân.

Những vận động phù hợp và bài tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp tăng cường sự dẻo dai vùng chậu, đẩy mạnh tuần hoàn, làm tăng lượng dưỡng khí và dưỡng chất đến thai nhi mà còn giúp em bé quay đầu thuận lợi.

Chính vì vậy, những mẹ bầu có ngôi thai chưa quay đầu và đang ở gần kề ngày ”vỡ chum” nên đặc biệt chú ý và áp dụng phương pháp này.

  • Thực hành các bài tập giúp thai nhi quay đầu
Bài tập giúp thai nhi quay đầu thuận

Đây là một trong những phương pháp được rất nhiều mẹ bầu áp dụng và đem lại hiệu quả cao. Các bước thực hiện bài tập như sau:

Bước 1: Mẹ bầu nằm ở tư thế quỳ gối, dùng chiếc gối cao hoặc miếng đệm để kê lên ngực.

Bước 2: Nghiêng đầu về một phía, đồng thời giữ tay và đùi tạo thành 1 đường thẳng.

Lưu ý: Cần thực hiện các động tác một cách nhẹ nhàng, lựa chọn các trang phục thỏa mái để đạt hiệu quả cao nhất.

Bài tập này giúp thai nhi thay đổi trọng tâm và dịch chuyển thuận lợi vào vị trí ngôi thuận. Mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà, ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 10 – 15 phút.

Thai ngược có chuyển dạ được không?

Rất nhiều mẹ đã băn khoăn và đặt ra câu hỏi rằng: “Thai nhi không quay đầu thì mẹ có sinh thường được không?”. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ khuyến cáo thai phụ nên sinh mổ, để giảm thiểu đến mức tối đa những tai biến trong quá trình sinh.

Bởi lẽ, thai không quay đầu sẽ làm quá trình sinh của mẹ bầu kéo dài, dây rốn của bé dễ bị sa. Hiện tượng sa dây rốn khiến thai nhi không được cung cấp oxi và dưỡng khí nên nguy cơ cao bị suy hô hấp thậm chí là ngưng thở ngay trong bụng mẹ.

Một số trường hợp thai không quay đầu mẹ vẫn có thể sinh thường

Tuy nhiên, thai phụ vẫn có thể sinh thường được nếu đáp ứng được đồng thời các tiêu chí sau:

  • Thai phụ có cơ địa và sức khỏe tốt, không mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,…
  • Khung chậu và tử cung rộng, không phát hiện các dấu hiệu bất thường.
  • Thai nhi có trọng lượng không quá to. Trong trường hợp này mẹ chỉ được sinh thường nếu trẻ nhỏ hơn 3200g.
  • Thai nhi phát triển bình thường, không bị dị tật.
  • Quá trình chuyển dạ gặp nhiều thuận lợi: sinh đủ tháng, không bị vỡ ối sớm, cổ tử cung mở rộng.

Shoptretho khuyên các mẹ hãy lắng nghe và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong quá trình sinh nở nhé.

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng thai nhi không quay đầu. Hi vọng rằng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn có được kinh nghiệm tốt nhất cho hành trình “vượt cạn” của mình.

Để chăm con khỏe, dạy con ngoan, mẹ cần bổ sung cho mình thật nhiều kiến thức nhé. Mẹ đọc thêm bài viết

Thai nhi tuần thứ 40 hoàn thiện trong tử cung người mẹ như thế nào

Mẹ bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh tháng cuối