Cách rã đông sữa mẹ đúng cách và an toàn có vai trò quan trọng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé nên mẹ cần quan tâm.
Các cách rã đông sữa mẹ đúng cách nhất định phải nhớ
Với sữa được bảo quản trong ngăn đá, cách rã đông sữa mẹ khá đơn giản mẹ chỉ cần cho sữa xuống ngăn mát trước 3-4 tiếng để sữa tan đá. Sau khi sữa tan đá, mẹ sẽ thấy một lớp dung dịch màu vàng ở trên bề mặt sữa. Đó chính là chất béo trong sữa và mẹ cần phải lắc đều trước khi hâm sữa cho bé uống.
Còn nếu sữa để trong ngăn mát thì mẹ chỉ cần lắc đều sữa và hâm nóng cho bé uống. Với cả hai cách rã đông sữa mẹ này, khi hâm nóng sữa cho bé, mẹ chỉ nên hâm nóng sữa đến 40 độ C là vừa dùng cho bé. Điều này sẽ giúp đảm bảo chất lượng sữa mẹ cũng như bé không bị bỏng khi bú.
Cách rã đông sữa mẹ đúng chuẩn
Khi rã đông sữa mẹ cho bé bú, mẹ chỉ nên để sữa ở nhiệt độ phòng trong khoảng 2 giờ đồng hồ để đảm bảo an toàn cho bé. Nếu bé bú không hết hoặc quá thời gian trên thì mẹ không nên để lại dùng cho bé vì sữa lúc này đã biến chất và không tốt cho sức khỏe bé.
Sữa mẹ bảo quản trong những điều kiện khác nhau thì sẽ có cách rã đông sữa mẹ và cách sử dụng phù hợp vì vậy mẹ cũng cần lưu ý để tốt cho bé:
- Với sữa ở nhiệt độ phòng thì mẹ chỉ nên cho bé dùng trong tối đa 1 giờ
- Với điều kiện nhiệt độ thấp hơn thì sữa mẹ có thể dùng tối đa 6 giờ
- Cách tốt nhất để bảo quản sữa mẹ cho bé khi chưa dùng tới đó chính là để đông trong ngăn đá tủ lạnh. Với cách này sữa mẹ có thể được sử dụng tối đa trong 3 tháng. Cách rã đông sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá bạn nhớ những cách làm bên trên
- Trong nhiều trường hợp mẹ vắt sữa ở cơ quan và bảo quản sữa trong những túi đá khô thì sữa có thể được dùng tối đa trong 24 giờ.
- Nếu mẹ vắt sữa cho bé dùng ngay và chỉ để trong ngăn mát của tủ lạnh thì sữa chỉ nên được sử dụng trong tối đa 48 giờ
Mẹ nhớ cách rã đông sữa mẹ đúng chuẩn để giữ nguyên được dinh dưỡng cho con
Những điều mẹ cần lưu ý trong cách rã đông sữa mẹ cho bé
Khi rã đông sữa cho bé, mẹ vẫn mắc những sai lầm không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vì vậy, mẹ cần lưu ý một số điều sau để bảo vệ cho bé tốt nhất:
- Một sai lầm mà các mẹ hay mắc phải khi thực hiện cách rã đông sữa mẹ đó chính là rã đông sữa ngay khi cho sữa từ tủ đá và bằng nước nóng. Khi rã đông bằng nước nóng, sữa sẽ chuyển từ trạng thái lạnh sang trạng thái nóng một cách đột ngột, điều này sẽ làm cho các chất dinh dưỡng như protein trong sữa bị tan và biến chất.
- Mẹ cũng không nên lắc mạnh sữa trước khi cho con uống vì điều này cũng làm cho sữa bị tan các chất dinh dưỡng và không còn như ban đầu.
- Cách rã đông sữa mẹ các mẹ thường mắc sai lầm là cho bé uống sữa đã rã đông nhiều lần. Nếu sữa sau khi rã đông mà bé không uống hết sau 1 tiếng thì mẹ không cho bé bú tiếp vì lúc này sữa đã không còn tốt cho bé, thậm chí sẽ khiến bé bị đau bụng khi uống.
Cách rã đông sữa mẹ đúng cách
- Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên pha sữa rã đông với sữa vừa được vắt bởi sữa đang ở hai thể trạng khác nhau, nếu pha với nhau thì sẽ có những phản ứng không tốt cho sức khỏe của bé.
Với những chú ý cách rã đông sữa mẹ bên trên chắc hẳn mẹ sẽ trang bị cho mình tốt nhất khi rã đông sữa cho bé bú.
Cách bảo quản sữa mẹ an toàn
Ngoài nhớ cách rã đông sữa mẹ đúng chuẩn, để đông sữa cũng quan trọng đối với mẹ và bé vì ảnh hưởng tới chất lượng của sữa vì vậy mẹ cũng cần quan tâm đến bước này. Sữa mẹ sau khi được vắt ra nên cho vào túi trữ sữa chuyên dụng để đựng và dùng bút để ghi ngày tháng sữa được vắt ra.
Một lưu ý cho mẹ đó là phải ép hết không khí trong túi sữa trước khi để đông để đảm bảo chất lượng sữa mẹ.
Sữa mẹ sau khi vắt ra để tủ đông chuyên dụng tối đa 6 tháng, nếu quá hạn mẹ không nên cho bé sử dụng nhé. Vì vậy, khi vắt sữa, mẹ nên ghi lại ngày tháng trên túi sữa để ghi nhớ cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ của shoptretho về cách bảo quản và cách rã đông sữa mẹ. Hi vọng các mẹ có thêm kiến thức hữu ích khi chăm sóc bé yêu. Chúc các mẹ và các bé luôn khỏe mạnh.
Xem thêm tại đây túi trữ sữa chuyên dụng được dùng tại Rot Store