-Đồ chơi chọn cho trẻ không nên quá nặng, không nên có cạnh sắc, đầu nhọn, khe rãnh.
– Đồ chơi phải chắc chắn, không dễ vỡ, không quá thô cứng.
– Màu sắc, hoạ tiết trang trí trên các đồ chơi nên đơn giản. Không cho trẻ chơi các đồ chơi có sơn pha chì, màu vẽ có độc tính.
– Các đồ chơi không nên có quá nhiều chi tiết nhỏ, những phần di động và lắp ghép của đồ chơi nên to và chắc chắn.
– Các đồ chơi để đạp, cưỡi, đẩy, đu phải vững chắc, giữ thăng bằng tốt.- Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bạn nên kiểm tra chữ EC hoặc CE (tức phù hợp với tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu) có ghi trên bao bì hay không. Nên tôn trọng độ tuổi sử dụng được nhà sản xuất ghi trên món đồ chơi.
– Bạn nên chọn mua cho trẻ những chiếc hộp để chứa đồ chơi, lưu giữ những dụng cụ dùng trong quá trình chơi của trẻ. Bạn hãy giúp trẻ phân ra thành nhiều loại hộp đựng các loại đồ chơi khác nhau như: hộp đựng đồ chơi lắp ghép, đồ chơi dưới nước, đồ đất nặn, đồ cắt dính… Các hộp đựng đồ này sẽ tạo cho trẻ thói quen ngăn nắp, trật tự.
Càng lớn các kĩ năng về vận động cũng như trí não của trẻ càng phát triển. Vì thế, các bậc cha mẹ phải chú ý đến đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của trẻ để chọn đồ chơi có thể giúp trẻ phát triển toàn diện.