Tuần thai thứ 40 được coi là tuần thai cuối cùng của mẹ và em bé của bạn đã nặng tới khoảng 3.3 đến 3,6 kg và dài khoảng 51-52 cm. Phần xương sọ của bé chưa đóng khít lại hoàn toàn mà vẫn có thể có khe hở, chính vì điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc bé chui ra ngoài.
Chính vì thế mẹ bầu cũng đừng ngạc nhiên khi thấy em bé sinh ra lại có đỉnh đầu hơi nhọn hoặc méo. Đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường nên mẹ bầu yên tâm, đầu của em bé sẽ trở lại bình thường sau thời gian sinh đẻ. Khi thai nhi 40 tuần mà mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì em bé vẫn chưa dừng lại và vẫn tiếp tuc lớn cho đến khi mẹ có dấu hiệu sắp sinh.
Mẹ cũng lưu ý rằng đây chỉ là tỷ lệ trung bình. Độ dài và cân nặng thai nhi tuần thứ 40 thực tế có thể khác biệt tùy thuộc vào từng bé. Đừng lo lắng nhiều nếu kết quả siêu âm cho thấy thai nhi nhỏ hơn hoặc lớn hơn bình thường mẹ bầu nhé!
Thai nhi 40 tuần đã sẵn sàng để chào đời.
Khi thai nhi bước sang tuần 40 của thai kỳ mà vẫn chưa chịu ra và mẹ cũng không hề có bất kỳ dấu hiệu trở dạ nào thì để đảm bảo an toàn, mẹ có thể gặp bác sỹ để được tư vấn và xin ý kiến bác sĩ về việc kích sinh. Hầu hết các bác sĩ sẽ không để mẹ sinh sau ngày dự sinh quá 2 tuần (lúc này thai nhi 42 tuần tuổi) vì điều này có thể khiến cả mẹ và con gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Thai nhi 40 tuần và những dấu hiệu sắp sinh của mẹ bầu
Bắt đầu từ tuần thai thứ 40, mẹ bầu sẽ trải nghiệm những giây phút mà mẹ luôn mong chờ – gặp gỡ với thiên thần của mình! Tuy nhiên, trước khi có thể gặp con, mẹ sẽ phải trải qua những giây phút khó khăn của việc sinh nở.
Mẹ bầu có thể tìm hiểu về ba giai đoạn sinh con trong các lớp học tiền sản hoặc qua sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa. Giai đoạn đầu tiên là mẹ bầu phải làm mỏng và căng cổ tử cung của mẹ bằng cách co thắt tử cung đều đặn. Giai đoạn thứ hai là em bé sẽ di chuyển vào ống âm đạo để ra khỏi cơ thể của mẹ. Giai đoạn thứ ba và cuối cùng là khi mẹ lâm bồn và sinh ra nhau thai kết nối mẹ với bé.
Tham gia các lớp học tiền sản để mẹ bầu tích lũy kiến thức
Nếu mẹ không lâm bồn trong vòng một tuần kể từ ngày dự sinh, bác sĩ của mẹ có thể đề nghị mẹ xét nghiệm để theo dõi nhịp tim và chuyển động của thai nhi để đảm bảo rằng em bé đang nhận được đủ oxy và hệ thần kinh của bé vẫn đang hoạt động bình thường. Để chắc chắn mẹ bầu hiểu rõ về sự phát triển của thai nhi giai đoạn này, mẹ bầu có thể trò chuyện với bác sĩ để tìm hiểu thêm về các xét nghiệm này.
Mẹ bầu phải được thăm khám thường xuyên khi thai quá ngày dự sinh
Nếu lúc này việc lâm bồn của mẹ vẫn không tiến triển hoặc nếu sức khỏe của mẹ và của bé không đủ thì bác sĩ có thể kích thích chuyển dạ bằng cách làm vỡ các màng bọc theo phương pháp nhân tạo hoặc dùng hoormone oxytocin hoặc các thuốc khác theo quy định của bộ y tế. Mẹ bầu có thể yêu cầu mổ khi thai nhi 40 tuần nhưng có nguy cơ cao gặp nguy hiểm hoặc nếu có bất kỳ biến chứng tiềm năng khác.
Những kiến thức mẹ phải nắm rõ khi thai nhi 40 tuần?
Việc đầu tiên các mẹ cần lưu ý là không ở nhà một mình. Các mẹ cần người bên cạnh để ổn định tâm lý và hỗ trợ ngay khi cần thiết. Các giấy tờ, chuẩn bị đồ sinh cần gói gém sẵn sàng và để gọn gàng để sẵn sàng lên đường ngay khi có dấu hiệu.
Nếu mẹ đã quá ngày sinh, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên thực hiện các bước để thử và khởi động sự chuyển dạ của mẹ. Mẹ bầu có thể được cho thuốc để giúp làm mềm và mở rộng cổ tử cung. Nếu như đến thời điểm thai kỳ 40 tuần, túi ối của mẹ vẫn còn nguyên vẹn, bác sĩ có thể phá vỡ nước ối bằng cách tạo ra một lỗ hở trong túi bằng thủ thuật “ chọc ối”.
Quá trình này sẽ không làm tổn thương mẹ bầu, nhưng mẹ có thể cảm nhận được chất lỏng tuôn ra khi túi nứt ra. Và sau đó quá trình chuyển dạ sẽ xảy ra dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của bác sỹ chuyên khoa.
Lời khuyên của bác sĩ về thai nhi 40 tuần
- Mẹ bầu cần gặp bác sỹ để được tư vấn và có biện pháp can thiệp cho việc sinh bé
- Mẹ bầu cần làm các xét nghiệm quan trọng hay các lần kiểm tra vùng xương chậu, “độ lọt”, “ngôi thai”, độ “mở” của cổ tử cung người mẹ.
- Chuẩn bị tốt tâm lý, tư trang để chuẩn bị chào đón thiên thần của mẹ.
Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh.
Xem thêm bài viết
Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu? Ngôi thai ngược có nguy hiểm
Mẹ ơi! Thai nhi không quay đầu nguy hiểm lắm. Mẹ cần làm gì đây?
Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối