Cách cho bé bú đúng cách, mẹ thoải mái
1. GIỚI THIỆU
Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ vì những lợi ích vượt trội mà không loại sữa nào khác có thể có được. Tuy nhiên, cho bú mẹ đơn thuần cũng là một thách thức cho mẹ và bé. Với việc ngày càng nhiều các bà mẹ làm việc bên ngoài, cho trẻ bú mẹ sau khi hết 2 tháng nghỉ hậu sản trở thành một thử thách cảm xúc và thực thể cho các bà mẹ. Thử thách này bao gồm giữ nguồn sữa mẹ.
Nuôi trẻ non tháng thậm chí còn là một thử thách lớn hơn cho các bà mẹ vì nhũng trẻ này đã luôn luôn phải nhập vào (không có mẹ) các đơn vị chăm sóc tich cực sơ sinh tại các bệnh viện. Khi trưởng thành hơn, trẻ non tháng được nuôi ăn bằng ống thông, và sau đó được tập cho bú. Các bà mẹ của trẻ non tháng được khuyến khích cho bú mẹ, nhưng vì họ không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho trẻ bú khi trẻ đang nằm viện, nên phải dùng các phương pháp nuôi ăn khác. Sự chuyển tiếp từ nuôi ăn bằng ống hoặc bú bình sang bú mẹ sau thời gian nằm viện trở thành thử thách kế tiếp cho các bà mẹ.
Việc tạo thói quen bú mẹ càng phức tạp vì ban đầu trẻ non tháng đã được làm quen với núm vú nhân tạo. Một vấn đề đã được xác định là “sự lẫn lộn núm vú” – hiện tượng được xem là “khó khăn của trẻ trong việc bắt vú và mút đúng cách để có thể bú mẹ thành công sau một thời gian bú bình hoặc ngậm núm vú giả (1). Việc trẻ từ chối bú mẹ sau thời gian bú bình thường được cho là hậu quả của sự lẫn lộn núm vú, mặc dù vẫn còn thiếu dữ liệu khoa học cho cáo buộc này.
Để bảo đảm cho trẻ non tháng bú mẹ thành công sau khi xuất viện, tổng quan Cochrane này (2) nhằm (i) xác định tác động trên việc bú mẹ thành công của việc tránh bú bình trong khi tập bú mẹ; và (i) xác định xem các biện pháp thay thế cho bú bình có an toàn hay không.
Bình sữa hay chai sữa, lọ sữa là các loại bình, chai lọ được sản xuất, chế tạo để sử dụng làm vật dựng sữa. Thường những loại này thông dụng với chất liệu là nhựa, thủy tinh hoặc một số kim loại. Những nhà sản xuất có thể được tái sử dụng chai thủy tinh được sử dụng chủ yếu cho giao hàng.
Kích thước tiêu chuẩn của một chai khác nhau tuy vậy kích thước phổ biến là 1 lít. Gần đây, các chai nhựa đã được thường được sử dụng sữa. Đây là những thường làm bằng polyethylene mật độ cao (HDPE), được sử dụng chỉ một lần, và có thể dễ dàng tái chế. Ở một số nước, người ta thường mua sữa trong một túi sữa (túi trữ sữa toàn).
Cho bé tu bình
2. PHƯƠNG PHÁP TỔNG QUAN
Các tác giả tổng quan tìm Danh bạ Trung tâm các Thử nghiệm Đối chứng và xác định các thử nghiệm ngẫu nhiên hoặc bán ngẫu nhiên so sánh việc tránh bú bình với bú bình ở các bà mẹ đã chọn nuôi con bằng sữa mẹ.
Phương pháp chuẩn của Nhóm Cộng tác và Tổng quan Sơ sinh Cochrane được dùng để xác định chất lượng phương pháp học của các nghiên cứu được nhận vào. mức độ hoàn chỉnh trong tạo trình tự và giấu phân nhóm, việc làm mù cách can thiệp và đánh gía kết cục và mức độ hoàn tất theo dõi. Hai tác giả tổng quan đánh giá chất lượng thử nghiệm và, khi cần, tiếp xúc các tác giả nghiên cứu để lấy thêm thông tin. Phân tích gộp được thực hiện sử dung mẫu hiệu ứng cố định và dùng test I2 để khảo sát tính không đồng nhất.
3. KẾT QUẢ TỔNG QUAN
Năm thử nghiệm được xác định, tất cả đều được nhận vào; bốn thử nghiệm khảo sát việc sử dụng tách và một thử nghiệm khảo sát việc sử dụng ống nuôi ăn. Các thử nghiệm này có nhiều điểm khác nhau: thời gian nghiên cứu thay đổi từ 3 tháng đến 3 năm, cỡ mẫu từ 12 đến 303, tuổi thai là tiêu chí chọn mẫu trong bốn thử nghiệm, thử nghiệm còn lại sử dụng tiêu chí cân nặng khi sinh. Tổng cộng, từ 1996 đến 2004, năm thử nghiệm đã thực hiện trên 543 trẻ n on tháng từ 32-35 tuần tuổi thai; một thử nghiệm khảo sát trẻ có cân nặng khi sinh 1000-2500 gram. Các thử nghiệm đã tìm hiểu cách cải thiện việc cho bú mẹ ở trẻ non tháng bằng cách tránh cho bú bình trong thời gian trẻ nằm viện. Bốn thử nghiệm so sánh bú mẹ và nuôi ăn thêm bằng tách với bú mẹ và cho bú bình thêm; một thử nghiệm so sánh bú mẹ và nuôi ăn thêm bằng ống với bú mẹ và cho bú bình thêm.
Bốn thử nghiệm trên 455 trẻ tường trình kết cục “không bú mẹ hoặc bú mẹ một phần” vào thời điểm ra viện. Phân tích gộp các nghiên cứu này cho thấy nguy cơ không bú mẹ hoặc bú mẹ không hoàn toàn giảm đáng kể trong nhóm bú mẹ và nuôi ăn thêm không dùng cách bú bình [nguy cơ tương đối (RR) 0.63, khoảng tin cậy (CI) 95% 0.41–0.96]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này rất thiếu tính đồng nhất (I2 64%).
Vì tính không đồng nhất nhiều khả năng là do một nghiên cứu sử dụng nuôi ăn bằng ống, phân tích phân nhóm được thực hiện mà không có nghiên cứu này. Trong phân tích này (trên 371 trẻ thuộc ba nghiên cứu), nguy cơ không bú mẹ hoặc bú mẹ không hoàn toàn giảm đáng kể trong nhóm bú mẹ và nuôi ăn thêm bằng tách (so với nhóm bú mẹ và có thêm bú bình) (RR 0.75; 95% CI 0.61–0.92; RR -0.14, 95% CI -0.24 to -0.04; số cần điều trị 7, 95% CI 4–25) và không có sự bất đồng nhất (I2 0%).
Hai nghiên cứu trên 385 trẻ đánh giá thời gian nằm viện. Trong phân tích gộp, thời gian nằm viện dài hơn trong nhóm bú mẹ và tránh bú bình thêm [hiệu số trung bình có cân đối (WMD) 6.6 ngày ; 95% CI 2.9–11.4; I2 66%].
Trong các nghiên cứu được nhận vào tổng quan này, tỷ lệ không tuân thủ cao trong các nhóm bú mẹ kèm theo cho ăn bằng tách. Điều này thường gặp tại những bệnh viện chỉ mới cho ăn bằng tách lần đầu vì tham gia nghiên cứu hơn là tại những bệnh viện đã thực hành cho ăn bằng tách từ 3 năm trước khi nghiên cứu. Một nghiên cứu khảo sát lý do cho bú bình trong số những trẻ được phân vào nhóm cho ăn bằng tách. Kết quả tìm thấy là, trong số những trẻ được cho bú bình, 44% là do người mẹ quyết định, 33% theo lời khuyên của nhân viên y tế, và 12% vì nhân viên chăm sóc từ chối không cho trẻ ăn bằng tách.
4. BÀN LUẬN
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÁC KẾT QUẢ
Tổng quan này cho thấy ở trẻ non tháng việc tránh bú bình, và thay vào đó là cho ăn bằng tách, có thể là một chọn lựa khả thi để bổ sung cho bú mẹ, minh chứng qua tỷ lệ bú mẹ lúc ra viện. Tỷ lệ không tuân thủ cho ăn bằng tách cao trong nhóm thực nghiệm (bú mẹ và cho ăn thêm bằng tách) được ghi nhận là cao, nhất là tại các bệnh viện mới cho ăn bằng tách lần đầu trong khuôn khổ nghiên cứu. Sự không tuân thủ này có thể là do một số nhân viên bệnh viện thiếu tin tưởng đối với cho ăn bằng tách.
Chứng cứ có được từ các nước phát triển, nhưng cũng có thể áp dụng cho các nước đang phát triển. Thực vậy, chưa kể đến chi phí khi cho bú bình cao hơn, ngay cả trong số trẻ non tháng, vẫn nên tiếp tục bảo vệ mạnh mẽ cho bú mẹ tại những nơi thiếu nguồn lực. Việc cho ăn bằng tách để bổ sung cho bú mẹ trong giai đoạn chuyển tiếp (sang bú mẹ) nên được quan tâm vì đây là biện pháp có ích cho cả mẹ và con và nên được theo dõi cẩn thận. Chỉ nên xem nuôi ăn bằng ống là phương pháp hàng đầu khi điều kiện sức khỏe của trẻ được nhận định là có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích tiềm tàng của việc nuôi ăn bằng tách, chẳng hạn khi trẻ non tháng có bệnh lý thần kinh rõ ràng, trong tình trạng lơ mơ, và phản xạ nuốt kém; những trẻ này dễ hít phải sữa bất kể dùng cách cho ăn qua miệng nào (3).
4.2. THỰC HIỆN CAN THIỆP
Tập cho bú mẹ sớm luôn luôn nên là mục tiêu để trẻ cảm thấy an toàn về mặt sinh lý. Có thể cho trẻ về nhà khi đã bú mẹ được.
Chính sách quốc gia nên được triển khai trên những cách nuôi ăn thay thế đối với trẻ non tháng (thí dụ cho ăn bằng tách) để giúp trẻ bú mẹ được lúc ra viện. Điều này nên được xem như là một chiến lược củng cố kế hoạch thân thiện với mẹ và con. Nhân viên chăm sóc, bao gồm các nhân viên tại các đơn vị chăm sóc tích cực, cần được huấn luyện kỹ năng nuôi ăn thay thế.
Việc áp dụng chủ trương cho ăn bằng tách để bổ sung cho bú mẹ ở trẻ non tháng có thể dễ chấp nhận hơn khi người mẹ cùng tham gia cho trẻ ăn. Mỗi khi người mẹ sẵn sàng cho con bú mẹ trong bệnh viện, họ nên được huấn luyện cho ăn bằng tách bằng cách quan sát các nhân viên chăm sóc và, ở nơi thích hợp, phụ cho nhũng trẻ khác ăn bằng tách dưới sự giám sát của nhân viên chăm sóc. Chỉ dẫn các thành viên người lớn khác trong gia đình cách cho ăn bằng tách cũng rất có ích. Các nhân viên sức khỏe cộng đồng nên vãng gia để giúp các bà mẹ trong việc cho trẻ non tháng của họ bú mẹ.
4.3. GỢI Ý NGHIÊN CỨU
Trong các nghiên cứu nhận vào tổng quan này, việc cho ăn bằng tách không chứng tỏ được lợi ích đáng kể trong việc duy trì cho con bú mẹ sau khi ra viện. Hơn thế, cho ăn bằng tách kéo dài thời gian nằm viện của trẻ. Cũng vậy, dữ liệu tổng hợp chủ yếu dựa vào một nghiên cứu trong đó trẻ không theo sát quy trình nghiên cứu, khiến tỷ lệ không tuân thủ cao (2), điều này có thể đã làm thiên lệch kết quả. Với kết quả này, cần thêm các nghiên cứu kế tiếp với việc phân nhóm ngẫu nhiên tốt hơn và thời gian theo dõi dài hơn. Ngoài ra, cần nhấn mạnh vào việc tiếp tục bú mẹ sau khi ra viện và các can thiệp dựa vào cộng đồng để hỗ trợ bú mẹ ở trẻ non tháng. Các nghiên cứu sắp tới cũng nên chú ý đến các kết cục thứ phát về tính an toàn và sự hài lòng với các phương pháp thay thế cho bú mẹ.
Lời cảm ơn: Tôi biết ơn nguồn cảm hứng từ cháu trai tôi, Magnus Amadeo, cháu đã sinh non tháng (31 tuần tuổi thai) và được cho ăn bổ sung bằng tách trong suốt 28 ngày nằm tại đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh. Tôi cũng biết ơn Dr Ma Asuncion Silvestre, bác sĩ sơ sinh của cháu tôi, và Chương trình các đồng sự Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ sơ sinh, Dr Honorata Catibog, bác sĩ chuyên khoa nhi và Dr Diego Danila, bác sĩ sản phụ khoa vì các tư liệu quý giá của họ. Tôi cũng biết ơn Gíao sư Han về những đóng góp thông minh cho phần bàn luận này.
Tài liệu này nên được trích dẫn là: Dy Recidoro Z. Tránh dùng bình sữa trong khi tập cho trẻ non tháng bú mẹ: Bàn luận RHL (duyệt lần cuối: 1/11/2010). Thư viện sức khỏe sinh sản của WHO; Geneva: Tổ chức Y tế Thế giới. Được viết trong danh mục Mẹ và Bé