Ngoài các triệu chứng bà bầu bị đau đầu, đau bụng, đau lưng, thì hiện tượng mang thai khó thở rất nhiều mẹ gặp phải. Dấu hiệu tức ngực khó thở có nguy hiểm hay không, cách khắc phục khó thở khi mang thai như thế nào? 

Bà bầu khó thở khi mang thai tháng đầu

Mẹ bị khó thở trong tháng đầu mang thai

Dấu hiệu khó thở thường xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ tháng đầu tiên và 3 tháng cuối của chu trình mang thai. Các bác sỹ đã khẳng định rằng có đến 75% bà bầu gặp hiện tượng này, vì vậy nếu lần đầu tiên mẹ gặp hiện tượng này cũng đừng quá lo lắng.

Nguyên nhân bà bầu khó thở khi mang thai tháng đầu

– Cơ thể mẹ chưa thích nghi với việc tăng hoóc-môn progesterone, kích thích hấp thụ nhiều oxy và thải carbonic.

– Kích thước lồng ngực của mẹ tăng lên để tăng dung tích phổi

– Khó thở khi mang thai do thiếu máu, có thể do mẹ ăn kiêng

– Cường độ làm việc của tim tăng cao do lượng máu tăng 50% khiến mẹ hít thở nhiều hơn của bất cứ đâu. Đôi khi thở sâu có thể làm mẹ thấy khó khăn hơn bình thường. 

Tình trạng khó thở trong quá trình mang tai còn được gọi là Dyspnoea hay Dyspnea. Thường thì càng về cuối thai kỳ hiện tượng khó thở sẽ càng nặng hơn so với giai đoạn đầu.

ba bau bi kho tho

Khó thở khi mang thai tháng đầu

Bà bầu khó thở khi mang thai tháng thứ 7

Nguyên nhân:

– Vẫn có sự thay đổi hoóc-môn trong cơ thể mẹ dẫn đến tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 7

– Bộ phận tử cung chèn ép lên phổi khiến mẹ cảm thấy khó thở. Cùng với sự phát triển của thai nhi, tử cung của mẹ sẽ lớn dần và nó có thể chèn ép lên cơ hoành. Đây là bộ phận quan trọng giúp đưa phổi vào cơ thể mẹ, nếu bị chèn ép thì nó sẽ khiến mẹ thấy khó thở. Một số ít trường hợp thai nhi đạp mạnh khiến tử cung ép chặt vào cơ hoành hơn khiến mẹ có thể bị ngất khi không khí chưa kịp vào phổi.

– Do thiếu máu lên não khiến cơ thể mẹ suy nhược và khó thở. Triệu chứng thiếu máu như da xanh xao, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt,… Nếu mẹ thấy mình có những triệu chứng này thì nên cân nhắc thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung sắt hoặc nặng hơn thì nên đi khám bác sỹ.

– Môi trường sống quá nhiều áp lực, mẹ lao động quá sức cũng là một trong những nguyên nhân gây khó thở khi mang thai

– Mẹ mặc quần áo quá chật

Bà bầu khó thở khi mang thai tháng cuối

Bà bầu bị khó thở khi bầu tháng cuối

Nguyên nhân:

– Tư thế ngủ không thoải mái

– Thay đổi hooc-mon trong cơ thể, đặc biệt là progesterone

– Tử cung tiếp tục mở rộng và chèn ép lên các bộ phận khác khiến mẹ thấy khó thở.

– Tâm lý lo lắng trong những tháng cuối thai kỳ

Bà bầu bị khó thở nguy hiểm như thế nào tới mẹ và con

Dù có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu khó thở khi mang thai nhưng nguyên nhân chính là do sự phát triển của thai nhi và cơ thể mẹ phải thay đổi để thích nghi với nó. Dấu hiệu khó thở tức ngực là bình thường nên các mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ khi gặp dấu hiệu nặng hơn như khó thở và sưng chân, màu da chân chuyển sang màu đỏ thì mẹ mới cần đi gặp bác sỹ.

Với những mẹ mắc bệnh về hô hấp như hen suyễn thì nên cẩn thận, với triệu chứng khó thở. Thậm chí nếu tình trạng diễn ra nặng và không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới cả mẹ lẫn con. Trường hợp mẹ mắc bệnh về hô hấp mà vẫn muốn mang thai thi trước đó cần có sự tư vấn của bác sỹ.

Một vài trường hợp hiếm gây nguy hiểm khác khi mẹ thấy khó thở đó là tích tụ cục máu đông trong phổi. Nó có thể đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi nếu không cứu chữa kịp thời.

Khắc phục khó thở khi mang thai cho bà bầu

Tình trạng khó thở xuất hiện ở đầu và cuối thai kỳ với tất cả bà bầu, vì vậy mẹ không thể tránh được. Cách tốt nhất là mẹ nên học cách sống chung với nó.

Một số mẹo khiến mẹ bớt khó chịu như:

– Luôn di chuyển nhẹ nhàng, không hấp tấp tránh cho cơ thể căng thẳng

– Bầu bí thường rất mệt mỏi, để hạn chế tình trạng khó thở khi mang thai mẹ không làm việc nặng quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

– Tập thở bằng miệng khoảng 10 phút mỗi ngày. Cách này giúp mẹ thư giãn và lấy được nhiều oxy hơn

– Mặc quần áo có chất liệu và thiết kế thoải mái để dễ thở, đặc biệt là phần ngực nên nới rộng

– Kê cao gối khi ngủ để thở dễ dàng. Ngoài ra mẹ cũng nên kê cao chân để máu lưu thông tốt như thế sẽ hạn chế được tình trạng khó thở khi mang thai

– Mỗi ngày mẹ nên dành vài phút để tập ngồi thẳng, đưa vai về phía sau để giúp phổi mở rộng, giảm áp lực. Đây là một bài tập trong yoga rất tốt cho bà bầu

– Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ tránh nằm nhiều để bớt khó thở vì em bé sẽ chèn ép lên cơ hoành. Mặt khác, mẹ nên ngồi trên một chiếc ghế dựa thật thoải mái để nghỉ ngơi

khac phuc ba bau bi dau dau

Cách khắc phục bà bầu bị đau đầu

Một số thực phẩm giúp mẹ cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai

Táo đỏ

Táo đỏ hay táo tàu có chứa nhiều flavonoid và axit phenoic giúp bảo vệ các tế bào phổi, lọc sạch phổi và giảm viêm đường thở tốt. Không chỉ vậy táo đỏ còn giúp mẹ ổn định hệ thần kinh, dễ ngủ… 

Mẹ bầu có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để nấu chè, ăn rất tốt.

Cá hồi

Cá hồi giúp mẹ bảo vệ đường hô hấp cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai

Trong cá hồi có chứa nhiều axit omega-3 có tác dụng giảm viêm, phòng tránh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên ở những người mắc bệnh về đường hô hấp. Cá hồi còn đặc biệt tốt cho em bé nữa nên mẹ nên sử dụng đều đặn nhé.

Các loại đậu

Các loại đậu như đậu đỏ, đậu cô ve, đậu Hà Lan,… có chứa hàm lượng kẽm tương đối cao giúp bảo vệ cơ thể mẹ khỏi các phân tử gây hại cho phổi. Các loại đầu còn là nguồn chất xơ dồi dào giúp mẹ dễ tiêu hóa, giảm triệu chứng bà bầu bị tiêu chảy.

Quả óc chó

Quả óc chó là cách khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai

Quả óc chó hay một số loại quả khác như hạnh nhân, hạt điều,… có chứa hàm lượng vitamin E cao giúp tăng cường khả năng miễn dịch, sản sinh các tế bào máu đỏ và tăng cường oxy cho cơ thể. Ngoài việc ăn hạt óc chó để thở tốt hơn cho mẹ thì loại quả này cũng rất tốt cho sự phát triển trí não của em bé.

Các rau họ cải

Các loại rau họ cải như cải xanh, cải xoăn, súp lơ, cải bắp,.. có tác dụng tốt giúp phòng ngừa bệnh ung thư phổi và tất nhiên sẽ khiến mẹ cảm thấy dễ thở hơn.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi chia sẻ về tình trạng khó thở khi mang thai. Hy vọng các mẹ qua đây các mẹ không còn lo lắng về hiện tượng này nữa. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.