Phát triển đầu đời và tiềm năng vượt trội của bé
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng giai đoạn đầu đời chính là “cơ hội vàng” giúp trẻ phát huy tối ưu tiềm năng trí tuệ khi mà não bộ của bé phát triển nhanh nhất về cấu trúc và chức năng quan trọng. Đối với các bậc cha mẹ đây chính là thời gian cực kỳ quý báu để đầu tư cho một tương lai vượt trội của các “thiên thần nhỏ”. Trẻ sinh ra sẵn có 100 phần năng lực. Tuy nhiên, ít người biết rằng năng lực này tồn tại theo quy tắc giảm dần theo thời gian nên nếu để trẻ tự phát triển tự nhiên thì năng lực của trẻ chỉ được phát huy tối đa từ 20 đến 30 phần năng lực sẵn có mà thôi. Ví dụ một bé phát triển thông thường phái 15 tháng tuổi mới nói được 3-4 từ trong khi nếu chăm sóc đúng cách bé có thể nói như vậy từ tháng thứ 11. Vậy thì làm thế nào để giúp trẻ phát huy tối đa khả năng vốn có của mình?
Điều quan trọng đầu tiên là sự phát triển các kết nối bên trong não bộ của bé bao gồm cả yếu tố sinh lý và tâm lý. Một vài yếu tố nằm ngoài khả năng điều khiển ví dụ như yếu tố di truyền. Tuy nhiên, hầu hết những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ và thể chất của bé lại nằm trong tầm kiểm soát của cha mẹ và những chuyên gia chăm sóc trẻ. Đó là dinh dưỡng hợp lý và nền giáo dục phù hợp ngay từ giai đoạn đầu tiên trong đời.
Về dinh dưỡng khoa học ngày nay đã phát hiện rằng không phải từng dưỡng chất đơn lẻ mà trẻ cần được bổ sung một chế độ dinh dưỡng khoa học cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu chính là nền tảng xây dựng nên cấu trúc và hoàn thiện các chức năng não bộ. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngày nay cần được chứng minh lâm sàng trên các khả năng và thành tích của trẻ bao gồm nhận thức, thị giác, ngôn ngữ, tâm vận động và cả cảm xúc, giao tiếp . Đây chính là các chức năng quan trọng của não bộ cần được hỗ trợ tối ưu trong giai đoạn “quyết định” những năm đầu đời khi mà trẻ tiếp nhận và học hỏi rất nhanh và phát triển khả năng của mình.
Cùng với dinh dưỡng tối ưu, vai trò giáo dục và hỗ trợ của cha mẹ là vô cùng quan trọng qua việc tạo cho trẻ các kích thích tích cưc từ môi trường giúp trẻ khám phá, phát triển các kỹ năng và vượt qua các “cột mốc phát triển đầu đời “. Hãy kiểm tra xem con bạn đã làm được gì trong từng độ tuổi nhé. Khi bé nhỏ hơn 2 tuổi, bé có vui khi gặp các bạn cùng trang lứa không? Bé có biết tên của những người thường xuyên chơi với bé không? Từ 2 đến 3 tuổi, bé đã phân biệt được màu sắc không? Bé có thể tự tìm thấy món đồ chơi yêu thích trong tủ đựng đồ chơi không?
Hãy cho bé trải nghiệm và thực tập những hành động từ đơn giản đến phức tạp,thao tác từ vụng về, chậm chạp đến gọn gàng, khéo léo qua việc phát triển các kỹ năng yêu thích mà bé học được trong thời gian này như : diễn đạt ngôn ngữ, ca hát, múa, hội họa, tính toán. Ví dụ như bé từ 2-4 tuổi sẽ tập nói, hỏi và trả lời những câu hỏi cơ bản trước khi bắt đầu tập hát một bài hát đơn giản, múa theo cô giáo…
Sự phát triển trí não là chìa khóa mở cánh cửa tương lai của trẻ. Mặc dù những năm tháng đầu tiên là “cơ hội vàng” để phát triển trí não và thể chất ở trẻ thế nhưng thời gian là thoi đưa, “giai đoạn vàng”này của trẻ sẽ trôi qua nhanh chóng nếu chúng ta không bắt kịp cơ hội này. Hãy quan tâm đến sự phát triển của bé mỗi ngày, đây không chỉ khiến cho cuộc sống của ông bố, bà mẹ trở nên ý nghĩa mà còn là một món quà cho bé trong những năm đầu đời.
T.L Nguồn: Ambient Digital