Nội dung chuyện
Có thể chỉ đơn giản với những câu chuyện cổ tích, hoặc những chuyện tranh vui nhộn, nhẹ nhàng thông qua giọng đọc trầm ấm và truyền cảm của mẹ. Bạn cũng có thể kể cho bé những câu chuyện thường ngày gắn với cuộc sống của bé như: “hôm nay, mẹ đang làm việc thì bố con gọi điện cho mẹ, bố hỏi hai mẹ con mình có khỏe không? Bố đang đi công tác, cuối tuần bố sẽ về với mẹ con mình”, hoặc “con hãy xem đây, hôm nay bố đi công tác về, bố mua cho con chú khỉ Lyly có cái mũi tẹt rất xinh đấy, con mau lớn để chơi với bạn ấy nhé!”.
Hình thức kể chuyện
Khi kể chuyện cho bé, có nghĩa bạn đã xem như bé là một đứa trẻ, thủ thỉ kể cho bé nghe những câu chuyện cảm động bằng lời nói thân thiết, ấm áp và truyền cảm giúp thai nhi liên tục đón nhận những ảnh hưởng của môi trường khách quan.
Có hai hình thức kể chuyện, một là kể những câu chuyện do người mẹ tự tưởng tưởng ra, hai là kể những câu chuyện trong sách, tốt nhất là kể những câu chuyện thiếu nhi, nội dung ngắn, nhẹ nhàng, vui vẻ như “nàng bạch tuyết và bảy chú lùn”, “cô bé quàng khăn đỏ”, “nhổ củ cải”…
Khi kể chuyện, người mẹ nên chọn tư thế mà mình thấy thoải mái, tập trung tinh lực, kể rõ ràng, mạch lạc, giọng nhẹ nhàng, không nên “gào hét” quá to, cũng không nên kể với giọng thiếu truyền cảm. Kể nội dung câu chuyện bằng những cảm nhận và tưởng tượng phong phú thông qua hình vẽ của truyện, truyền những mơ ước từ mẹ tới thai nhi.
Khi tiến hành nuôi dưỡng thai nhi bằng truyện tranh, nhất định cần chú ý đưa tình cảm vào trong tình tiết của câu chuyện, bằng sự biến đổi ngữ khí, thanh điệu, giúp thai nhi hiểu rõ câu chuyện như thế nào. Giọng kể đơn điệu, thiếu truyền cảm sẽ không thể gợi nên cảm xúc ở thai nhi. Mọi buồn vui, tức giận đều sẽ được truyền tới thai nhi thông qua giọng điệu giàu cảm xúc, truyền cảm của người mẹ.
Hơn nữa, không chỉ được đọc rõ ràng, những ngôn ngữ này còn hình tượng hoá thông qua ngũ quan của bạn để truyền tới thai nhi cụ thể hơn, bởi vì thai nhi không chỉ tiếp nhận những ngôn ngữ của bạn bằng tai mà còn bằng trí não.