Để bé thích ứng và hòa nhập với môi trường, cần rèn cho bé khả năng ‘miễn dịch cảm xúc’.


Vì sao cơ thể bé lại yếu đi đúng vào lúc bé có nhiều bạn mới, khi mà chính bé đã trở nên tự lập hơn? Các bác sĩ nhi khoa cho rằng tình trạng tâm lí của bé ảnh hưởng đáng kể tới hệ thống miễn dịch.

Việc đi nhà trẻ, thiết lập quan hệ với các cô giáo và các bạn chính là những áp lực cho những em bé 1,5 – 2 tuổi. Trong trường hợp này, ngoài khả năng miễn dịch, cơ thể bé cũng cần có thêm khả năng “miễn dịch cảm xúc” khoẻ mạnh nữa. Khả năng miễn dịch đặc biệt này chính mình và hoà đồng trong mối quan hệ với những người bạn mới, môi trường mới một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.

Câu chuyện cổ tích dành riêng cho bé

Một câu chuyện cổ tích hữu ích không chỉ đơn giản là một cốt truyện được nghĩ ra mà trong đó điều thiện luôn chiến thắng cái ác. Thông qua những câu chuyện cổ tích, trẻ em học hỏi được nhiều điều, biết sống đúng mực hơn và học cách tôn trọng các giá trị của cuộc sống.

Tuy nhiên, không phải câu chuyện cổ tích nào cũng có khả năng giúp trẻ vượt qua được những cảm xúc tiêu cực và nỗi lo sợ của mình. Vậy tại sao bố mẹ không tự “Sáng tác” ra những câu chuyện cổ tích cho riêng bé, với những “vấn đề” của bé, những tâm sự của bé và những điều mà cha mẹ muốn nhắn gửi riêng tới bé nhỉ? Đó là những câu chuyện mà trong đó nhân vật chính chính là bé.

Nghe chuyện về chính mình, bé nhận thức được rằng nhân vật không chỉ mang tên bé mà còn có những tính cách như bé, cũng sống cùng thành phố với bé, cũng kết bạn với những người bạn của bé. Cùng với bé trong câu chuyện còn có mẹ, bố, bà và ông, anh chị em. Để tăng tính hấp dẫn, làm cho câu chuyện dễ tin hơn, hãy cho bé làm quen với các nhân vật chuyện cổ tích. Có thể là một con thú bông mềm, có thể là một con búp bê thân yêu của bé. Trong câu chuyện cổ tích riêng bé luôn tự tin, không sợ khó khăn, thể hiện sức mạnh ý chí, tự lập. Nghe chuyện cổ tích như thế vài lần bé sẽ hết sợ chia tay với mẹ mỗi khi mẹ rời nhà trẻ, bé học cách “xử lí” những thất bại và buồn bực, tin vào thành công của mình. Dần dần, khi đã đủ tự tin vào chính mình, bé sẽ hết bị stress khi gặp những người mới trong nhà trẻ, nơi bé vẫn chưa thích nghi.

Theo lứa tuổi

Khi cha mẹ chọn chuyện cổ tích cho bé, cần xem xét những đặc tính của sự phát triển tâm lý tuổi của bé.

– Từ 1 – 1,5 tuổi trẻ em bắt đầu tích cực quan tâm tới ngôn ngữ giao tiếp, nhưng chưa biết tư duy hình tượng. Những câu chuyện cổ tích có nội dung đơn giản với những nhân vật là thú – mèo, chó, thỏ sẽ giúp bé dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Hãy chọn những quyển sách có minh hoạ màu đẹp, sặc sỡ. Hãy biểu diễn cho bé xem kịch bản sân khấu bằng những búp bê ngón tay hoặc những miếng bìa carton có hình.

– Những câu chuyện cổ tích riêng cho bé, từ 2 tuổi trở lên cần có nội dung phức tạp hơn. Bé đã biết tưởng tượng, biết hình tượng trong đầu hình ảnh của các nhân vật. Vì thế không cần thiết phải có hình minh hoạ nữa. Quan trọng hơn, hãy để bé tưởng tượng, điều này giúp trí tưởng tượng của bé phát triển tốt hơn.

– Gần 5 tuổi bé có thể kể lại chuyện cổ tích mà bạn đã đọc cho bé nghe. Bây giờ trong vai của mình bé giúp các bạn đồ chơi, thú nhồi bông của mình trở nên mạnh khoẻ, dũng cảm và tự tin như bé. Điều này khẳng định tính hiệu quả và hấp dẫn của những câu chuyện cổ tích riêng của bé.

Cách chọn truyện cho bé

– Hãy biến việc đọc sách thành một nghi lễ đặc biệt. Những món đồ chơi, những nhân vật trong chuyện cổ tích sẽ giúp bạn trong việc này. Ví dụ, bé đi nhà trẻ về với tâm trạng xấu, các bạn làm bé giận, không cho bé chơi với chiếc xe tải bé yêu thích. Kết quả là bé từ chối ăn, ngủ không ngon, bắt đầu ốm. Để stress không kéo dài, bạn hãy mời nhân vật kể chuyện cổ tích tới: “Chào bé, mình là Leva. Mình đem tới cho bạn một chuyện cổ tích kỳ diệu. Gãi tai tớ đi, tớ sẽ kể cho bé ngay”. Và bé sẽ chuyển tất cả sự chú ý sang nhân vật kể chuyện cổ tích. Bây giờ điều quan trọng nhất – đọc câu chuyện cổ tích cần thiết, để bé xem những món đồ chơi là người bé có thể tin cậy, có thể trông đợi sự giúp đỡ, bé sẽ nhận được những lời khuyên có giá trị trong việc giải quyết những chuyện không hay của mình, và có niềm tin hơn vào những người xung quanh.

– Hãy chọn chuyện cổ tích phụ thuộc vào việc bạn muốn giúp bé vượt qua những khó khăn gì. Bạn đọc cho bé nghe câu chuyện không chỉ để bé thưởng thức mà còn có mục đích giúp bé giải quyết những vấn đề cụ thể, quan trọng với bé vào thời điểm này, chỉ bảo cho bé những giải pháp thoát khỏi tình huống đang tồn tại.

– Hãy tiếp nhận cốt truyện như hiện thực, còn người kể chuyện như một nhân vật sống. Bạn có thể Nói chuyện với bé về việc bé làm gì trong câu truyện, khen bé việc bé đã vượt qua khó khăn như thế nào, đã thể hiện những tính cách tốt như thế nào. Việc này làm bé và bạn gần nhau hơn, trở thành hai người bạn thực sự. Vào thời điểm nhân vật kể chuyện cổ tích xuất hiện hãy gọi bằng tên, thể hiện niềm vui sướng khi thấy anh ta, kể cho anh ta nghe, con trai hoặc con gái bạn đã thể hiện mình như thế nào sau khi nghe câu chuyện cổ tích hôm qua tại nhà trẻ, bệnh xá, ngoài sân chơi. Hãy để nhân vật kể chuyện cổ tích khen bé.