Với bé 1 – 2 tuổi
1. Bước đi đúng hướng
Khoảng 9 – 11 tháng tuổi, bé bắt đầu tập những bước đi đầu tiên. Ban đầu, bé còn khá vụng về và thường bám chặt lấy bàn tay bạn, sau quen dần, bé sẽ đi vững hơn.
Để rèn sự dẻo dai của cơ đùi và giúp bé nhanh biết đi, đi vững vàng hơn, bạn hãy đặt món đồ chơi mà bé yêu thích lên một chiếc ghế (để cách xa hơn so với tầm tay của bé), rồi khuyến khích bé đến lấy. Nhận được sự khích lệ của người lớn, bé sẽ rướn người và đòi đi lấy đồ chơi. Lúc này, bạn hãy giúp bé bước đi để giành lấy ‘chiến lợi phẩm’ của mình.
2. Nhận diện đồ vật
Trò chơi nhận diện đồ vật luôn thú vị với các bé. Bạn đặt một số món đồ chơi lên bàn và nói tên của những đồ chơi đó cho bé. Hãy nói thật chậm và nhấn vào điểm đặc biệt để bé ghi nhớ. Sau đó, bạn đề nghị bé chọn ra món đồ bạn vừa nói tên. Bạn đừng thất vọng nếu như bé chọn không đúng món đồ chơi bạn đã nói!
Trò chơi cho bé mẫu giáo giúp bé học hỏi được nhiều kỹ năng hơn. (Ảnh minh họa).
Với bé 2 – 3 tuổi
1. Trí nhớ thần kỳ
Sự tập trung và ghi nhớ đóng vai trò quan trọng cho việc học tập của bé. Trò chơi giấu và tìm đồ thực sự rất hữu ích với bé 2 – 3 tuổi. Rất đơn giản, hãy cho bé nhìn thấy quả bóng bạn giấu sau tấm nệm, sau đó, hỏi bé quả bóng đâu và khuyến khích bé đi tìm. Lần đầu tiên, hãy để bé tìm thấy bóng, để bé tận hưởng niềm vui chiến thắng. Dần dần, bạn sẽ nâng mức độ khó của trò chơi. Hiện nay bộ đồ chơi xếp hình, đồ chơi lego, đồ chơi gỗ rất nhiều đồ chơi tăng trí nhớ cho bé cung rất tốt.
2. Bé tập vẽ tranh
Đưa cho bé một hộp bút chì màu và một khổ giấy lớn, rồi khích lệ bé dùng bút vẽ lên giấy. Hãy để bé tùy ý vẽ và phối các màu với nhau. Hoạt động này tạo ‘bước đệm’ tốt cho quá trình học viết của bé sau này.
3. Chơi tìm chữ
Sự kiên nhẫn, tập trung rất cần để giải quyết bất kỳ vấn đề nào. Có thể khó khăn cho 1 đứa trẻ lên 3 vì chúng chưa biết đọc, nhưng bạn có thể cho bé nhận chữ cái, bảng số, bảng học chữ cái
4. Đóng kịch
Tạo cho bé cảm giác mình đã lớn bằng các trò chơi đóng giả, bắt chước các hành động của người lớn. Hãy cùng các bé gái chơi các trò nấu ăn, mua sắm, chăm sóc em bé… Các bé trai cũng sẽ rất thích thú khi chơi cùng bạn những trò chơi mạnh mẽ như: xây dựng, lái xe… giống như người lớn.
Ảnh minh họa.
Với bé 3 – 4 tuổi
1. Một ngày độc lập
Ăn, tự mặc quần áo, rửa tay và vệ sinh… là những kỹ năng cần thiết cho bé. Hãy cho bé cơ hội hợp tác với bạn khi mặc quần áo, như vậy sẽ giúp bé trở nên độc lập hơn. Đừng quên khích lệ bé chuyển sang những kỹ năng mới, bất kể bé đang ở độ tuổi nào. Thời điểm mỗi kỹ năng đạt được có thể là khác nhau, bạn đừng lo lắng, hối thúc bé.
2. Hòa nhập
Dù bé mới biết đi thích chơi cạnh nhau hơn chơi với nhau, vì chúng học bằng cách quan sát lẫn nhau. Hãy giúp bé tham gia vào những hoạt động tập thể, hướng dẫn bé làm quen và kết bạn với bạn đồng lứa. Nói chuyện với bé về lợi ích của việc chia sẻ đồ chơi và cùng chơi với bạn.
3. Kiểm soát
Sự phát triển thể chất và tinh thần có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, hãy đảm bảo rằng bé có nhiều cơ hội vui chơi, vận động để học cách phản ứng lại với các tình huống và nhanh nhẹn hơn. Thường xuyên quan sát hoạt động vui chơi của béđể phát hiện kịp thời những bất ổn. Đồng thời, trong khi chơi, hãy tạo cơ hội cho bé đối mặt với những rủi ro nhỏ, tạo tình huống để bé xử trí.