Nguyên nhân đau xương mu tháng cuối?

Nằm trong xương chậu, xương mu là một bộ phận trong đó. Khi bị đau xương mu, mẹ sẽ cảm thấy đau nhói hoặc đau âm ỉ vùng háng, cơn đau có thể lan từ xương chậu đến đùi, háng, bẹn,…

Thường thì xương mu, khớp háng, dây chằng có cấu tạo liên kết nhau tạo nên vùng xương chậu với vai trò nâng đỡ các cơ quan phía trên của cơ thể. Khi tử cung to lên thì vùng xương chậu cũng phải  giãn ra theo khiến sự chịu đựng của xương mu bị yếu đi, gây ra các cơn đau.

Thường đau xương mu hay gặp ở giai đoạn mẹ bầu bước sang 3 tháng cuối của thời kì mang thai. Nhưng cũng có thể diễn ra ở bất kì thời điểm nào của thai kỳ. Ban đầu chỉ đơn giản là những cơn đau nhẹ.

Càng về cuối thai kỳ, các cơn đau càng nặng và tần xuất xuất hiện càng nhiều hơn. Và còn một điều lưu ý tình trạng này còn có xu hướng tăng lên khi mẹ di chuyển, leo cầu thang, đứng lên, ngồi xuống hoặc về đêm,…

Có thể kể đến một số biểu hiện đặc biệt của tình trạng đau xương mu như sau:

  • Khi bé quay đầu, đẩy người xuống khung chậu:
    Với nhiệm vụ nặng nề nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể nên vào những tuần cuối của thai kì, khi thai nhi quay đầu và tiến thấp vào vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời, cơ thể người mẹ sẽ tự tiết ra một hormone relaxin, progesterone từ đó làm cho các khớp vùng khung chậu bắt đầu giãn nở nhiều hơn để sẵn sàng chào đón bé yêu của mẹ.

  • Có thể khi mẹ thiếu canxi : các khớp xương có thể bi yếu ớt hơn trong giai đoạn mang thai khi mà mẹ không bổ sung đủ canxi. Thai nhi phát triển lớn lên sẽ tạo ra áp lực lên xương “vùng kín” của mẹ khiến mẹ thấy ê mỏi, đau nhức.
  • Khi mẹ hoạt động mạnh : Những tháng cuối thai kỳ là thời điểm mẹ nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại và vận động mạnh vì điều này sẽ khiến vùng xương phía dưới chịu áp lực cao cũng gây đau.

Một số cách hạn chế đau xương mu ?

  • Khi có cơn đau, mẹ nên dừng mọi công việc lại và nằm nghỉ tại chỗ chờ tới khi cơn đau hết hãng tiếp tục làm việc. Trong trường hợp quá đau, mẹ có thể chườm nóng hoặc nhờ bố massage vùng eo, lưng, hai bên hông để giảm đau nhé.
  • Hằng ngày mẹ nên tập thể dục để vùng xương chậu, xương mu luôn khỏe khoắn, dẻo dai, linh hoạt và chịu được áp lực lớn, hàng ngày mẹ nên tập thể dục đều đặn. Chỉ đơn giản bằng những bài tập thể dục nhất như đi bộ khoảng 30 – 60 phút vào buổi tối, sau bữa ăn tối khoảng 1 – 2 tiếng hoặc có thể đăng kí một lớp học yoga cho mẹ bầu cũng khá tốt.

  • Mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ, uống nước nhiều hơn, và đặc biệt là canxi vì khi mang thai mẹ sẽ bị mất một lượng lớn canxi để nuôi dưỡng và hình thành phát triển thai nhi.
  • Mẹ hạn chế ngồi và nằm tại chỗ nhé mà thay vào đó là đi bộ nhiều hơn để giúp lưu thông máu và giãn gân cốt.
  • Mẹ cũng chú ý ngồi đúng tư thế đứng hay ngồi để tránh được các cơn đau do vùng xương chậu bị chèn ép khi ngồi, hai chân của mẹ nên được giữ vuông góc sẽ giảm bớt được cảm giác đau và e buốt.
  • Đau xương mu sẽ tự động khỏi sau khi mẹ sinh xong nên mẹ bầu không cần quá lo lắngvề sự ảnh hưởng của tình trạng này đến bé yêu của mẹ nhé.

Đau xương mu như thế nào là dấu hiệu sắp sinh?

Trươc 37 tuần thai nếu mẹ gặp tình trạng đau xương mu, khớp hạng hay xương cụt thì mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng, bởi vì đây cũng chỉ là những dấu hiệu bình thường trong thời kỳ mang thai mà thôi.

Nhưng mà nếu tình trạng đau xương mu vào những tháng cuối thai kỳ đi kèm với dấu hiệu sa bụng, đi tiểu nhiều thì khi đó mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần chào đón bé cưng ra đời đó.

Từ trong quá trình mang thai cho tới tháng cuối thai kỳ, các cơn đau vùng xương mu không hề gây nguy hiểm cho mẹ nhưng lại mang đến cho mẹ những cảm giác đau đớn khó chịu và mệt mỏi. Và nếu như các cơn đau xuất hiện dồn dập vào những tuần thứ 37 trở về sau đó thì có thể chính là dấu hiệu bé yêu đã muốn chào đời.

Có một điều quan trọng mà mẹ cũng cần lưu ý thêm, trước tháng cuối thai kỳ, khi tình trạng đau không dừng lại ở những cơn đau nhức âm ỉ mà chuyển hẳn qua thành các cơn co thắt mạnh vùng tử cung và kèm theo đó là dịch nhờn âm thì mẹ nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để khám thai và được tư vấn tận tình, cụ thể nhé vì có thể đây là dấu hiệu của sinh non đó.

Mang thai 9 tháng 10 ngày là cả một quá trình đầy gian nan ,vất vả cùng với đó là khá nhiều nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến mẹ và bé yêu và đặc biệt là lúc chuẩn bị sinh, nhưng mẹ cung không nên vì vậy mà nên lo lắng qua nhiều hãy để cho tâm trạng cũng như sức khỏe của mình được ổn định để tránh việc có thể mắc những căn bệnh sau sinh nhé.

Các mẹ chỉ cần nghỉ ngơi và tẩm bổ dinh dưỡng đầy đủ, và thực hiện đấy đủ những biện pháp khắc phục khi các triệu chứng đau nhức xảy ra mà bài viết đã tư vấn thì việc mang thai có lẽ sẽ trở nên nhẹ nhàng nhiều hơn! Và hãy nhớ kĩ vì sức khỏe của mẹ và bé yêu trong những trường hợp xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng và không tự khắc phục được thì các mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín và gần nhất để các bác sĩ giúp đỡ giải quyết tình hình ngay nhé! 

Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh.